Suy nghĩ lại về những giả định sai lầm của khoa học (phần 2)

Câu hỏi trong gốc rễ của mỗi lựa chọn

Một câu hỏi dẫn dắt chúng ta qua mỗi ngày của cuộc đời. Với một số người, câu hỏi là ở dạng tiềm thức, trong khi những người khác thì ở dạng ý thức. Trong cả hai cách, câu trả lời cho câu hỏi này của chúng ta là chìa khóa cho mọi quyết định chúng ta từng thực hiện trong đời mình, hay sẽ thực hiện nó trong tương lai. Câu trả lời của chúng ta cung cấp nền tảng cho mỗi và mọi lựa chọn chúng ta từng có và mọi thách thức chúng ta gặp trong đời. Câu hỏi đơn giản đến mức nhiều người sai lầm khi không nắm được ý nghĩa của nó trong đời họ. Câu hỏi nắm giữ sức mạnh của từng cá nhân chúng ta là Tôi là ai? Bởi vì có nhiều người trong chúng ta trên thế giới ngày nay lựa chọn, câu hỏi cũng trở thành Chúng ta là ai?

Trong hơn 5000 năm, người cổ đại và bản địa của thế giới đã trả lời câu hỏi này theo cách giúp ích cho họ. Thế giới quan của họ đưa họ lý do để sống hòa hợp với Trái Đất, thay vì cố làm chủ nó. Nó đưa họ lý do để sống cùng nhau như là các cộng đồng và hình thành hội đồng khu vực làm việc để chia sẻ tài nguyên của hành tinh thay vì cố sở hữu chúng.

Với việc khám khá ra phương pháp khoa học trong thời gian của Sir Isaac Newton, tất cả điều này bắt đầu thay đổi. Kể từ đó, trong hơn 300 năm, khoa học đã cố chứng minh thực nghiệm điều các truyền thống bản địa trong quá khứ đã biết bằng trực giác. Trong thời kỳ này, câu chuyện của sự tách biệt và cần tiến hóa đã ăn quá sâu trong thế giới quan của chúng ta đến mức chúng ta thỉnh thoảng không nhận ra vai trò lớn của nó. Tuy nhiên, suy nghĩ của quá khứ đã dẫn tới những khủng hoảng chúng ta phải đối mặt trong cuộc sống ngày nay.

Để trả lời câu hỏi chúng ta là ai tức là trước tiên chúng ta phải trả lời sáu câu hỏi căn bản liên quan đến mối quan hệ của chúng ta với bản thân và thế giới. Chúng phải được trả lời bởi mọi nền văn minh, mọi xã hội, mọi tổ chức tôn giáo, và thành viên của các nhóm từ mỗi truyền thống tôn giáo để đáp ứng nhu cầu của những người tham gia trong tổ chức hay theo lời giảng của nhóm đó. Các câu hỏi này chất vấn các vấn đề cơ bản nhất của sự tồn tại.

Bắt đầu với câu hỏi cơ bản nhất trong tất cả, từ đáy của kim tự tháp, chúng là:

  1. Sự sống đến từ đâu?
  2. Sự sống con người đến từ đâu?
  3. Mối quan hệ của chúng ta với cơ thể là gì? Mối quan hệ của chúng ta với thế giới là gì?
  4. Mối quan hệ của chúng ta với quá khứ là gì?
  5. Chúng ta giải quyết các vấn đề của mình như thế nào? [Chúng ta hỏi câu hỏi này cuối cùng, do cách nó được trả lời phụ thuộc vào suy nghĩ trả lời cho các câu hỏi trước đó.]

Thứ bậc của suy nghĩ

Suy nghĩ sai lầm dựa trên các giả thiết khoa học Kim tự tháp của suy nghĩ Suy nghĩ mới dựa trên phát hiện của khoa học
6. Giải quyết vấn đề qua cạnh tranh, vũ lực…. 6. Điểm mút của khủng hoảng 6. Giải quyết vấn đề qua Hợp tác, Thấu hiểu và Tương hỗ.
5. Tuyến tính, một chiều 5. Lịch sử của nền văn minh 5. Chu kỳ, tình trạng và khủng hoảng lặp lại
4. Tách biệt và độc lập 4. Mối quan hệ của chúng ta với thế giới 4. Kết nối và tương thuộc
3. Tách biệt và yếu 3. Mối quan hệ của chúng ta với cơ thể 3. Kết nối và liên kết
2. Xác suất ngẫu nhiên của quá trình chọn lọc 2. Nguồn gốc của sự sống ở người 2. Sự kết hợp hiếm gặp của bản thiết kế sẵn
1. Chọn lọc tự nhiên/Xác suất 1. Nguồn gốc của sự sống 1. Quá trình thiết kế trực tiếp

Diến giải về kim tự tháp của suy nghĩ. Cách chúng ta trả lời 6 câu hỏi cơ bản chỉ ra trong trung tâm của kim tự tháp hình thành lăng kính quá đó chúng ta thấy bản thân trong thế giới và nghĩ về chính mình trong sự sống. Giả thiết sai lầm được liệt kê bên trái dựa trên khoa học 300 năm và niềm tin tách rời. Bên phải là giả thiết mới dựa trên khoa học tốt nhất ngày nay, tiết lộ một thế giới hợp nhất và vai trò của chúng ta trong đó. Nó là nguyên tắc của lăng kính xác định cách chúng ta sẽ giải quyết các vấn đề trong đời, trong gia đình và cộng đồng, và thậm chí giữa các quốc gia với nhau. Nguồn Sự thật Sâu sắc (Hay House, 2011)

Bên trái của kim tự tháp, chúng ta thấy các giả thiết sai lầm của khoa học. Sáu giả thiết này tóm lược toàn bộ mô thức của suy nghĩ đã hình thành nền tảng của câu chuyện của chúng ta trong thế giới hiện đại. Chính những niềm tin tách biệt và cạnh tranh này đã không còn ăn khớp với những phát hiện hàng đầu bắt đầu xuất hiện cuối thế kỷ 20.

Thực tế, dữ liệu mới không còn ủng hộ các học thuyết cũ.

Suy nghĩ nguy hiểm

Các giả thiết dựa tren ý tưởng của Charles Darwin đầu tiên được giới thiệu giữa những năm 1800 và chúng ta giờ đây trong thế kỷ 21. Trung thực mà nói tại sao nó lại quan trọng?

Chính xác do nhiều giả thiết sai lầm của khoa học tồn tại khi chúng đã có ảnh hưởng tới thế giới. Bởi vì nhiều giả thiết này được giới thiệu vào cuối những năm 1800 và đầu năm 1900, đây là thời điểm lối sống hiện đại của chúng ta được bắt đầu. Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy những nguyên tắc này phản ánh trong nhiều khía cạnh của thế giới ngày nay. Trong thời gian này, niềm tin đưa ra bởi khoa học ngày đó, chẳng hạn niềm tin rằng không có trường năng lượng kết nối thế giới (mọi thứ tách biệt với những thứ khác) và niềm tin rằng Tự nhiên dựa trên cạnh tranh và sự tồn tại của kẻ mạnh, được nhanh chóng chấp nhận và áp dụng cho ý tưởng về chiến tranh, kinh tế, và cách chúng ta giải quyết các vấn đề của mình.

Mô thức của Tự nhiên: Hợp tác

Chúng ta giờ đây công nhận thế giới tự nhiên là bằng chứng rõ ràng cho các cuộc thử nghiệm về đoàn kết, hợp tác và sinh tồn giữa côn trùng và động vật. Chúng ta thấy sự đoàn kết và hợp tác là giải pháp tiến bộ cho các sinh vật sống. Hiện thực từ thế giới xung quanh chúng ta có thể dẫn chúng ta phát triển một bản thiết kế mới cho sự sinh tồn của chúng ta. Một nhân tố bổ sung phải được xem xét trong thế giới của con người, nhân tố dường như chưa xuất hiện trong thế giới động vật. Con người nói chung phải biết chúng ta đang đi đến “đâu” và chúng ta có thể kỳ vọng điều gì khi chúng ta tới “đó,” trước khi chúng ta sẵn sàng thay đổi cách mình sống. Chúng ta cần biết rằng kết quả rất đáng mong chờ.

Rõ ràng, chúng ta không biết mọi điều cần biết về cách Vũ trụ vận hành và vai trò của chúng ta trong đó. Trong khi các cuộc nghiên cứu trong tương lai sẽ chắc chắn tạo ra những hiểu biết sâu sắc hơn, đôi khi tốt nhất là chúng ta nên lựa chọn dựa trên điều mình biết hiện nay.

Chúng ta sẽ nắm lấy cơ hội mà khoa học đã tiết lộ?

Một tiếng nói đầy trọng lượng trong giới khoa học, Sir Martin Rees, giáo sư vật lý thiên thể ở trường đại học Cambridge nói rằng “50 năm tiếp theo sẽ mang tính chất quyết định trong việc xác định liệu nhân loại, giờ đây đang bước vào một giai đoạn mới trong lịch sử, có thể đảm bảo tương lai tốt nhất có thể cho chính mình. Tuy nhiên, tin tức tốt lành mà các chuyên gia trên toàn cầu nhất trí là “nếu người ra quyết định có thể có chương trình hành động đúng, tương lai của nhân loại sẽ được đảm bảo.”

Không nghi ngờ gì, mỗi chúng ta sẽ phải đưa ra vô số quyết định trong tương lai gần. Do đó, tôi không thể ngừng nghĩ rằng một trong những biện pháp triệt để và có lẽ đơn giản nhất sẽ là nắm lấy cơ hội mà khoa học mới đã chỉ ra cho chúng ta về người chúng ta là và vai trò của mình trong thế giới. Nếu chúng ta có thể chấp nhận thay vì chối bỏ, mọi thứ sẽ thay đổi dưới bằng chứng của khoa học mới.

Với một số người những phát hiện mới này đưa ra cho họ các khả năng mới để nhìn nhận về thế giới. Một số người khác sẽ phải phá vỡ truyền thống lâu đời. Đôi khi dễ dàng hơn để phụ thuộc vào các giả thiết sai lầm của khoa học lỗi thời thay vì nắm lấy thông tin thay đổi mọi thứ chúng ta hiểu. Tuy nhiên, khi chúng ta làm như vậy thì chúng ta sống trong ảo tưởng của sự lừa dối. Chúng ta lừa dối bản thân về người chúng ta là và các khả năng đợi chúng ta. Chúng ta lừa dối những người chúng ta tin tưởng, những người chúng ta sẽ dạy họ về sự thật mới nhất và vĩ đại nhất về thế giới của chúng ta.

Khi những phát hiện ngày nay nói với chúng ta rằng những kiến thức của quá khứ không còn đúng, chúng ta phải lựa chọn. Chúng ta có tiếp tục dạy những nguyên tắc sai lầm và chịu đựng hậu quả của chúng không? Nếu chúng ta làm vậy, chúng ta phải trả lời một câu hỏi thậm chí sâu sắc hơn: chúng ta sợ hãi điều gì?

Trả lời câu hỏi này có thể trở thành thách thức lớn nhất trong lịch sử của chúng ta. Nó bắt chúng ta trả lời câu hỏi lớn không dễ cho nhiều người và đe đọa những người khác: chúng ta có dũng cảm chấp nhận điều khoa học tốt nhất ngày nay tiết lộ về người chúng ta là trong Vũ trụ, và vai trò của chúng ta trong thế giới không? Nếu câu trả lời là có, thì chúng ta phải chấp nhận trách nhiệm là chúng ta có thể thay đổi thế giới bằng cách thay đổi chính bản thân mình.

Sẵn sàng chấp nhận sự thật sâu sắc của đời sống là chìa khóa thế hệ con cháu của chúng ta sẽ tồn tại.

– tổng hợp từ bài viết của Gregg Braden –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *