Những niềm tin sai lầm về trái cây

NHỮNG NIỀM TIN SAI LẦM VỀ TRÁI CÂY

Hoa quả là một loại thực phẩm tuyệt vời nhất mà Tự nhiên ban tặng cho con người. Từ xa xưa, khi chúng ta bị ốm thì loại thực phẩm duy nhất được khuyên dùng và làm quà tặng là trái cây. Hãy xem một cái cây gồm rễ, thân và lá phải phát triển bao nhiêu lâu chỉ để tạo ra quả cho chúng ta ăn. Hãy xem cách Tự nhiên duy trì nòi giống như thế nào thông qua các hạt trong quả. Quả bao giờ cũng mọc trên cao, hướng về ánh nắng nên hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng rất cao. Ngoài ra, nếu người trồng có sử dụng thuốc trong quá trình trồng thì quả cũng là nơi thuốc bị loại bỏ nhanh nhất nhờ ở cao và tiếp xúc với ánh nắng. Ở đất nước khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam, chúng ta được ban tặng vô số loại trái cây vô cùng phong phú về chủng loại. Trái cây là thực phẩm tốt nhất để thải độc và chữa lành. Các bạn nước ngoài gọi đây là thiên đường, hoàn toàn đúng. Nhưng đại đa số chúng ta đều sử dụng trái cây rất ít hoặc không đạt hiệu quả như nó vốn là do rất nhiều niềm tin sai lầm về trái cây.

Là người ăn trái cây khoảng 98% trong khoảng 3 năm liên tục, tôi nhận thấy chúng ta có các niềm tin sai lầm sau:

-Trái cây là món phụ, không thay thế được cho các loại thực phẩm khác như tinh bột, rau, protein.

Trên thế giới rất nhiều người ăn trái cây hàng ngày như là món chính, trong đó có tôi. Khi nhìn vào thành phần dinh dưỡng trong các loại thực phẩm, chúng ta thấy rằng trái cây cũng có chứa chất béo, tinh bột nhưng ở lượng rất nhỏ so với các loại thực phẩm khác. Câu hỏi là liệu lượng tinh bột, chất béo mà các loại thực phẩm khác mà chúng ta ăn có quá nhiều không? Chúng có phải là nguyên nhân gây bệnh cho mọi người hiện nay không? Người ăn trái cây có cơ thể săn chắc, rắn rỏi và nhẹ nhàng, còn người ăn các loại khác đặc biệt là tinh bột và protein thì béo, nặng nề.

– Trái cây phải ăn sau bữa ăn.

Các loại trái cây là loại thực phẩm tiêu hóa nhanh nhất, khi tiêu hóa sẽ sinh ra men và khí. Nếu ăn sau bữa ăn, khí và men này phản ứng với các thực phẩm khó tiêu như tinh bột, đạm sẽ khiến thực phẩm bên trong bị thoái hóa nhanh hơn, khiến chất độc sinh ra trong quá trình phản ứng và tiêu hóa này. Các chất độc dưới dạng khí, nước và chất thải sẽ tạo môi trường nội môi kém, được đưa vào lưu thông trong hệ tuần hoàn bơm đi khắp cơ thể. Lâu dần cơ thể mệt mỏi và sinh ra các triệu chứng bệnh tật, bắt đầu từ nguồn khí và nước độc hại này. Tôi toàn ăn trái cây đầu tiên trong mọi bữa ăn của mình. Đi đến các khách sạn, quan sát khách nước ngoài ăn, tôi thấy họ cũng lấy trái cây ăn trước tiên khi bụng rỗng, sau đó mới ăn các loại khác. Hóa ra, họ hiểu về vấn đề này, còn người Việt chúng ta gọi trái cây là món tráng miệng, tức là phải ăn cuối cùng.

– Trái cây nhiều đường, ăn nhiều tiểu đường.

Máu của chúng ta được hình thành từ đường, nên mới có chỉ số gọi là đường huyết. Thiếu đường cơ thể không thể hoạt động được, sẽ rất mệt mỏi, khó chịu. Loại đường mà cơ thể cần chính là đường đơn, hay đường nho và đường trái cây, chúng sẽ được hệ tiêu hóa và tuần hoàn hấp thụ nhanh chóng, không gây quá tải cho tuyến tụy, là cơ quan chịu trách nhiệm sản sinh ra insulin, kiểm soát lượng đường trong máu. Trái lại, tinh bột cực kỳ nhiều đường glucose, là loại đường phức hợp, khiến hệ tiêu hóa phải làm việc rất mệt mỏi để phân tách và xử lý lượng đường dư thừa, lâu dần khiến tuyến tụy bị phình, rối loạn chức năng chuyển hóa và kiểm soát đường huyết. Cơ thể chúng ta chỉ cần các chất đơn, chứ không phải phức hợp. Khi tuyến tụy bị rối loạn thì việc cần làm là thải độc để giúp nó hồi phục chức năng ban đầu, thay vì không ăn trái cây, cơ thể thiếu đường, sẽ rất mệt mỏi và thèm đường. Khi tôi ăn nhiều trái cây và bỏ tinh bột, ai cũng nói là sẽ bị tiểu đường, vì biết cơ chế như vậy nên tôi cứ ăn. Gần đây, năm trước tôi có làm xét nghiệm máu thì chỉ số đường huyết rất tốt, ngoài các chỉ số khác trong xét nghiệm.

– Trái cây ăn xót ruột.

Trái cây mang tính kiềm rất cao khi đưa vào cơ thể, giúp cơ thể kiềm hóa và thải độc mạnh, đặc biệt là những loại như dưa hấu, quả berry, nho. Với một cơ thể quá dư thừa a xít trong toàn bộ cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa, chất kiềm này sẽ phản ứng mạnh với các chất a xít độc hại và màng nhày bên trong cơ thể, khiến chúng ta có cảm giác xót ruột, cồn cào sau khi ăn trái cây. Đây là hiện tượng chất độc gây ra trước khi bị loại bỏ khỏi cơ thể thông qua các kênh bài tiết. Đó là lý do tại sao trẻ em rất thích ăn trái cây và không bị phản ứng, do chúng có rất ít chất độc, còn người lớn có nhiều chất độc thì bị phản ứng mạnh, người hệ tiêu hóa kém thì phản ứng dữ dội. Trẻ nhà tôi trước kia bị bệnh đau dạ dày, ăn trái cây vào kêu xót ruột, cồn cào. Sau này, hệ tiêu hóa bé khỏe hơn, căn bệnh dạ dày biến mất thì chẳng còn hiện tượng gì khi bé ăn trái cây khi bụng rỗng. Bản thân tôi, trước kia ăn trái cây cũng hơi cồn cào một chút, lâu dần khi cơ thể thải độc ra nhiều, các cảm giác này hoàn toàn biến mất.

-Trái cây chua như táo, cam, chanh, dứa sinh ra a xít có thể làm đau dạ dày, hoặc mọi người thường bảo “bục dạ dày”

Trái cây cho dù chúng chua hay ngọt thì đưa vào cơ thể đều giúp kiềm hóa cơ thể của chúng ta, tức là thải độc. A xít làm đông cứng, tắc nghẽn bên trong các tế bào, mô và cơ quan còn kiềm làm thông thoáng, lưu thông, thải chất độc bên trong cơ thể. Vì thế, nó giúp cân bằng độ pH ở cơ thể bị nhiễm độc a xít. Chỉ số độ pH là một yếu tố cực kỳ quan trọng để cơ thể khỏe hay yếu. Tất cả những người bị bệnh, yếu và thậm chí bị bệnh hiểm nghèo đều bị nhiễm độc a xít ở mức độ tăng dần tùy thuộc căn bệnh.

Về lợi ích của trái cây, một số thông tin tham khảo như sau:

– trên thế giới những năm 1900, có bà Johanna chữa khỏi căn bệnh ung thư chỉ bằng cách uống nước nho trong khoảng thời gian dài hàng năm. Phương pháp này sau này rất nổi tiếng được sử dụng bởi rất nhiều người bị ung thư.

– rất nhiều người tiểu đường, chữa trị khỏi bệnh nhờ sử dụng trái cây một cách khoa học.

– một người ở Mỹ chữa khỏi rất nhiều căn bệnh mãn tính, chỉ bằng cách ăn xoài.

– nhiều người khác chỉ uống nước ép dưa hấu để thải độc, giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh.

Tôi hi vọng rằng thông tin chia sẻ của mình sẽ giúp cộng đồng có góc nhìn chính xác về những niềm tin sai lầm, và lợi ích của trái cây trong chế độ ăn.

Hãy chia sẻ và phổ biến với những người khác để chúng ta có thể bổ sung trái cây nhiều hơn vào thực đơn ăn, và ăn nó đúng cách có lợi cho sức khỏe.

Bùi Trần Trung

6 thoughts on “Những niềm tin sai lầm về trái cây

  1. Hằng says:

    Cảm ơn anh rất nhiều đã chia sẻ. Anh có thể chia sẻ thêm bằng cách ăn trái cây như thế nào mà ăn 98% trái cây giúp anh giữ được sức khoẻ hệ tiêu hoá ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *