Năng lượng đến từ đâu?

NĂNG LƯỢNG ĐẾN TỪ ĐÂU?
Vào năm 1896 Wilbur Atwater và Francis Benedict thực hiện 1 loạt các thí nghiệm trao đổi chất gợi ý rằng cơ thể người sản sinh ra nhiệt và các hoạt động thể chất tương ứng với lượng calo ăn vào. Phát hiện của họ trở thành nền tảng của lý thuyết calo.
Dựa trên phát hiện của Atwater, Francis Benedict và James Harris, phát triển công thức Harris-Benedict vào năm 1919, khiến có thể xác định tỷ lệ trao đổi chất cơ bản của 1 người hoặc lượng calo cơ thể cần lúc nghỉ ngơi.
Lý thuyết này đứng vững trong vòng hơn 40 năm.
Sau đó, bắt đầu vào năm 1972, một nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Webb thực hiện 1 loạt các nghiên cứu dùng công nghệ hiện đại nhất để lặp lại kết quả của thí nghiệm của Atwater và Benedict. Phát hiện của Webb được đăng trên tạp chí khoa học dinh dưỡng Mỹ. Phát hiện cho thấy 1 sự khác biệt quan trọng giữa lượng năng lượng về mặt lý thuyết sinh ra bởi quá trình trao đổi chất, và lượng năng lượng thực sự sinh ra bởi cơ thể. Sự khác biệt này, được đề cập như là “năng lượng không đo lường được”, chỉ ra rằng khoảng 23% năng lượng sinh ra bởi cơ thể người không gắn với lượng calo ăn vào.
Để làm rõ hơn phát hiện của mình, Webb xem lại tất cả các nghiên cứu khoa học liên quan tới chủ đề và thấy rằng chúng không chỉ xác nhận phát hiện của ông, mà còn chứng minh được càng nghiên cứu kỹ, bằng chứng rằng 1 lượng năng lượng quan trọng không thể được giải thích về mặt khoa học càng rõ ràng.
Trước thực tế có 1 loại năng lượng không thể đo được, Webb giới thiệu 1 hằng số mới mà ông gọi là Qx vào công thức cân bằng năng lượng. Hằng số này đại diện cho 1 năng lượng sinh ra từ 1 nguồn chưa xác định, hay năng lượng thu được từ điều chúng ta gọi là hư không.
Mặc dù ý tưởng năng lượng đến từ “hư không” có thể lạ với giới khoa học phương Tây, nhưng các nền văn hóa phương Đông đã nhận thức về năng lượng lực sống bí mật này từ hàng ngàn năm trước. Năng lượng này được gọi là Khí ở Trung Quốc, Prana ở Ấn Độ, và nhà phân tâm học nổi tiếng người Úc Wilhelm Reich gọi là Orgone.
Nghiên cứu của Webb không chỉ phơi bày hạn chế của lý thuyết calo, mà còn chứng minh rằng cơ thể người nhận năng lượng hay lực sống từ 1 nguồn không xác định. Nghiên cứu cũng phát hiện rằng thực phẩm càng thiếu, năng lượng không đo được càng lớn. Nói cách khác, cơ thể dường như nhận1 lượng năng lượng đáng kể từ 1 nguồn không xác định, và chúng ta càng ăn ít thì năng lượng nhận được càng nhiều.
Nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử Nicola Tesla cùng từng viết “tại sao con người không thể thu được tất cả năng lượng họ cần cho hoạt động của cơ thể từ môi trường, thay vì thông qua chế độ ăn uống?”
Ngày nay, giáo sư Gerald H. Pollack của trường đại học Washington, tác giả của cuốn sách giai đoạn thứ 4 của nước, có thể chứng minh cách quá trình này thực sự diễn ra.
Pollack nói “bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng ánh sáng chuyển năng lượng tới nước, gồm nước bên trong cơ thể. Năng lượng này có thể, trong 1 số tình huống, cung cấp đủ năng lượng duy trì sự sống.”
Pollack và nhóm của mình đã xác nhận rằng có tồn tại 1 giai đoạn thứ 4 của nước, trên cả khí, lỏng và rắn. Các tế bào của cơ thể được hình thành từ loại “nước sống” này, do nó được thấm đẫm ánh sáng.
Nước giai đoạn thứ 4, H3O2 là sệt hơn, đặc hơn, kết cấu hơn, kiềm tính hơn H2O, và có nhiều ôxy hơn do cấu trúc hóa học của nó. H3O2 có 1 cực âm, và giống như 1 viên pin, có thể lưu trữ năng lượng chứa trong ánh sáng và dùng nó khi cần thiết. Do năng lượng cần cho cấu trúc nước này đến từ mặt trời, bạn có thể nói rằng cơ thể là 1 tế bào quang điện sinh lý lấp đầy “nước sống” liên tục được sạc bởi mặt trời.
Mặc dù có các đánh giá y khoa rõ ràng, bằng chứng khoa học, và các nghiên cứu của Pollack cũng như các nhà khoa học khác, hầu hết các bác sỹ và giới khoa học vẫn không xem xét khả năng cơ thể của chúng ta có thể thực sự hoạt động dựa trên ánh nắng mặt trời.
Tất cả chúng ta, từ người bình thường đến những người thực hành lối sống tự nhiên và chuyên gia dinh dưỡng, vẫn còn bị gắn chặt với lý thuyết calo, quan niệm trao đổi chất được chứng minh là thiếu sót như trên.
Nỗi sợ thiếu chất, hay nỗi ám ảnh ăn gì cho đủ chất của chúng ta phản chiếu sự thiếu hiểu biết về tiềm năng kinh ngạc của cơ thể.
Chúng ta là sinh vật ăn ánh sáng, đó chính là lời khẳng định đã được chia sẻ ở 1 bài viết khác, dưới nghiên cứu của 1 nhà khoa học nổi tiếng khác.
Tắm nắng thật nhiều, tập hít thở thật nhiều, uống nước phơi nắng chai xanh, ăn thực phẩm chứa ánh sáng nhiều là trái cây và rau củ tươi sống và nước ép của chúng chính là điều tốt nhất bạn làm giúp cơ thể của mình khoẻ mạnh toàn diện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *