Các bí mật về cơ thể và hơi thở của Yogi

1. Con người là một thanh nam châm có 2 cực, giống như tất cả các cơ thể khác biểu thị đặc tính từ tính.
2. Bên phải của cơ thể đại diện cho cực dương trong khi đó bên trái đại diện cho cực âm.
3. Tinh thần, tâm trí, cơ thể Astral, Ête và vật chất tất cả đều biểu thị hai cực: dương và âm. Đây là một quy luật hiển nhiên của Vũ trụ. Đực và cái, nóng và lạnh, bắc và nam, đông và tây, ánh sáng và bóng tối, ngày và đêm, đại diện hai cực của một tổng thể.
4. Cực dương biểu thị các đặc điểm hoàn toàn đối lập với các đặc điểm của cực âm.
5. Mỗi cực của một cơ thể có đặc tính từ tính được cấu thành để chúng hấp thụ (hít vào), lưu giữ (giữ lại), và phát ra (đẩy ra) một hình thức năng lượng tinh vi từ và hướng tới không gian xung quanh.
6. Năng lượng được hấp thụ và phát ra bởi cực dương khác với năng lượng được hấp thụ và phát ra bởi cực âm. Tuy nhiên tại điểm phân chia cực dương và cực âm, cơ thể sở hữu một đặc tính không dương cũng không âm mà là một sự kết hợp của cả hai cực.
7. Bên phải của cơ thể hình thành cực dương và bên trái hình thành cực âm của thanh nam châm người.
8. Do năng lượng lỏng và chuyển động, nó kiểm soát vật chất.
9. Ête là năng lượng tĩnh. Nó lấp đầy mọi không gian và xuyên vào tất cả các vật thể rắn và khí.
10. Ête chứa các electron dương và âm.
11. Khi bất kỳ ai có đặc tính từ tính dừng hấp thụ và phát ra năng lượng từ và hướng tới không gian xung quanh, đặc tính từ tính của họ ngừng lại. Đó chính là cái chết.
12. Với mỗi hơi thở hít vào, cơ thể hấp thụ không chỉ không khí mà còn là ête hay năng lượng prana, xuyên khắp không khí
13. Hơi thở không luôn đến từ cả hai lỗ mũi đồng thời. Hơi thở xuất phát qua một lỗ mũi tại một thời điểm và theo khoảng thời gian trong ngày nó xuất phát với các quãng ngắn từ cả hai lỗ mũi.
14. Trong hơi thở chứa đựng quy luật, trật tự và chu kỳ chi phối tất cả sự biểu lộ của Vũ Trụ – từ thứ kém quan trọng hay bình thường nhất tới thứ kỳ diệu nhất.
15. Ở những người thở bình thường hơi thở chảy gần 60 phút hay một giờ qua một mũi và rồi sau đó thay đổi sang đến mũi kia để chảy một chu kỳ tương tự, một giờ.
16. Mỗi giờ luồng hơi thở thay đổi từ một mũi sang mũi kia, cho nên mỗi ngày trong vòng 24 giờ, hơi thở chảy 12 giờ thay đổi qua mũi trái và 12 giờ thay đổi qua mũi phải.
17. Khi một mũi đang thở, sẽ không có luồng khí nào từ mũi kia đến tận khi chu kỳ hơi thở thay đổi sang mũi kia.
18. Có hai luồng thần kinh trong cột xương sống gọi là Pingala và Ida. Có một ống rỗng gọi là Sushumana chạy qua tủy sống.
19. Mỗi lần chúng ta thở, không khí cũng như là ête di chuyển dọc theo cả dây thần kinh Ida và Pingala, và sau đó di chuyển lên xuống chạy qua hai lỗ mũi.
20. Dây thần kinh Ida bắt đầu ở mũi trái dưới sống mũi, tại nơi đây mũi trái hội tụ mũi phải, di chuyển qua tiểu não và hành tủy, chạy dọc bên trái của tủy sống, và kết thúc tại phía dưới của xương sống.
21. Dây thần kinh Pingala bắt đầu ở mũi phải, di chuyển qua tiểu não và hành tủy, chạy dọc bên phải của tủy sống và kết thúc tại phía dưới của xương sống.
22. Dây thần kinh hay ống Sushumana mặc dù không trực tiếp nối với cả hai mũi, bắt đầu tại cuối của não bộ hay hành tủy, chạy xuống khoang giữa của cột xương sống và kết thúc tại xương cụt, nơi Pingala, Ida và Sushumana hội tụ.
23. Trong xương sống mũi, nơi hai lỗ mũi hội tụ và nơi dây thần kinh Ida và Pingala bắt đầu, là một trong các điểm quan trọng nhất trong cơ thể. Điểm này rất nhạy cảm và biểu lộ một dạng thông minh khác thường.
24. Cuống của dây thần kinh Ida và Pingala nằm ở đây. Sự nhạy cảm và thông minh của chúng được thể hiện trong việc lựa chọn electron ête từ mỗi hơi thở di chuyển qua mũi.
25. Trong khoang phía trong của mỗi lỗ mũi có một cổng hay cửa chớp của cấu tạo sụn (cartilaginous formation). Hai cổng này được kiểm soát từ trung tâm quan trọng này. Khi hơi thở chảy qua một mũi, cổng của nó mở ra, trong khi cổng của mũi kia vẫn đóng. Điểm này là một trung tâm quan trọng vì sức khỏe hay bệnh tật, thành công hay thất bại, được hay mất, sống hay chết là kết quả sinh ra từ cách trung tâm này hoạt động.
26. Các tia hành tinh cũng hội tụ tại điểm này và kiểm soát chức năng của nó và tại điểm này bánh lái (helm) nằm đó kiểm soát đời sống con người. Nên một Yogi phải học kiểm soát trung tâm này và thay đổi luồng hơi thở khi cần để đạt được các kết quả mong muốn.
27. Khi dây thần kinh Pingala – hay mũi phải – đang hoạt động, dây thần kinh Ida nằm bất động và cánh cổng của lỗ mũi trái vẫn đóng. Tương tự như thế, khi dây thần kinh Ida – hay mũi trái – đang hoạt động, dây thần kinh Pingala nằm bất động và cánh cổng của mũi phải vẫn đóng. Nhưng khi dây thần kinh Sushumana – hay cả hai mũi – đang hoạt động, cánh cổng của cả hai lỗ mũi đều mở thì cả dây thần kinh Pingala và Ida cũng đều hoạt động.
28. Khi mũi phải đang hoạt động, từ mỗi hơi không khí hít vào, dây thần kinh Pingala lựa chọn electron cực dương chứa trong ête thâm nhập không khí và thực hiện một luồng điện từ dương xuống bên phải của xương sống.
29. Do bên phải là cực dương, mọi người có mũi phải hoạt động nổi trội hơn chứng tỏ các đặc điểm dương, chẳng hạn như tinh thần thượng võ và đôi khi hung hăng bất thường.
30. Ở những người đàn ông nhất định, ham muốn tình dục không kiềm chế được là kết quả của luồng khí dư thừa của mũi phải.
31. Khi mũi trái đang hoạt động, dây thần kinh Ida chuyển các luồng electron cực âm xuống bên trái của xương sống.
32. Khi luồng không khí mũi trái nổi trội ở đàn ông, anh ta biểu lộ các đặc điểm âm tính, chẳng hạn như lo sợ, rụt rè, phục tùng, khúm núm, tuân lệnh… và các ưu điểm như thật thà, tốt bụng, nhân từ, sung kính và duy linh.
33. Các luồng điện từ dương và âm chạy luân phiên nhau xuống dây thần kinh Pingala và Ida gặp nhau tại đám dây rối dương và dây thần kinh khác của hệ thần kinh giao cảm, nằm dọc cột xương sống và cung cấp Prana để kiểm soát cỗ máy cơ thể người.
34. Khi các nhánh lớn mà dây thần kinh Pingala và Ida tỏa ra kết nối tất cả dây thần kinh của hệ giao cảm với dây thần kinh của hệ não tủy thì phần lớn năng lượng truyền dọc Pingala và Ida được lưu giữ trong các dây thần kinh khác nhau, thủ lĩnh của chúng là đám dây rối dương.
35. Khi Sushumana hay cả hai mũi hoạt động cân bằng, cả dây thần kinh Pingala và Ida đều chuyển các luồng điện từ tương ứng xuống xương sống cùng một lúc và hai luồng này khi đi xuống dọc theo xương sống vừa phân bổ năng lượng của chúng cho các dây thần kinh khác nhau rồi chuyển phần còn lại tới cuối xương sống, nơi chúng gặp nhau và cung cấp Prana cho ống Sushumana.
36. Hệ thần kinh giao cảm có trung tâm tại đám dây rối dương và là kênh của hoạt động não bộ tự động hỗ trợ các chức năng quan trọng của cơ thể.
37. Sự kết nối giữa hệ thần kinh não tủy và giao cảm được thực hiện bởi dây thần kinh phế vị, đi khỏi khu vực não bộ như là một phần của hệ thống tự chủ tại ngực, chuyển các nhánh tới tim và phổi, và cuối cùng sau khi băng qua cơ hoành nó đánh mất lớp bọc bên ngoài và đồng nhất với các dây thần kinh của hệ giao cảm, vì thế hình thành một sự liên kết giữa hai hệ thần kinh biến con người thành một thực thể đơn nhất về mặt thể lý.
38. Hệ não tủy là một cơ quan của ý thức và hệ giao cảm là cơ quan của tiềm thức. Hệ não tủy là kênh qua đó chúng ta nhân thức ý thức từ các giác quan và hoạt động cơ thể, nó kiểm soát các hoạt động của cơ thể. Hệ thống các dây thần kinh này có trung tâm tại não bộ.
39. Khi đám dây rối dương hoạt động tích cực và phát ra Sự sống, Năng lượng và Sinh lực tới mọi phần của cơ thể và tới mọi người bạn gặp thì các cảm giác là dễ chịu, cơ thể tràn đầy sức khỏe và tất cả mọi người bạn tiếp xúc đều trải nghiệm một cảm giác dễ chịu.
40. Nếu bạn muốn phát triển lòng can đảm, sức mạnh, ít rụt rè và năng nổ hơn thì hãy thực hành thở qua mũi phải. Đầu tiên bạn có thể cần đóng mũi trái bằng ngón trỏ nhưng bạn sẽ dần kiểm soát và cuối cùng sẽ có thể đóng cả hai mũi bằng ý chí. Nếu bạn muốn trau dồi bất kỳ phẩm chất tinh thần nào chẳng hạn như lòng nhân từ, lòng sung kính, tính thật thà, lòng tốt, sự hoan hỉ hay lòng hào hiệp thì bạn sẽ thực hành thở qua mũi trái.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *