Tầm quan trọng của CO2 trong cách thở đúng

Chúng ta có thể sống mà không cần ăn nhiều tuần, không cần uống nhiều ngày, nhưng chỉ chịu được vài phút không có không khí.
Chúng ta dành rất nhiều thời gian và sự chú ý cho thứ chúng ta ăn và uống, trong khi thực tế không chú ý tới không khí chúng ta hít thở. Mọi người đều biết rằng việc ăn uống hàng ngày phải đáp ứng 1 số lượng và chất lượng nhất định. Quá nhiều hay quá ít nước và thực phẩm sẽ gây ra các vấn đề. Chúng ta cũng thừa nhận tầm quan trọng của việc hít thở không khí sạch, nhưng còn số lượng thì sao? Chúng ta nên hít thở lượng không khí bao nhiêu để có sức khoẻ tối ưu?
Không khí, quan trọng hơn cả đồ uống và thực phẩm, phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản, phải vậy chứ?
Số lượng không khí bạn hít thở có tiềm năng thay đổi mọi thứ bạn nghĩ mình biết về cơ thể, sức khoẻ.
Điều gì xảy ra nếu các thói quen thở lành mạnh cũng quan trọng như, hoặc thậm chí quan trọng hơn, các thói quen ăn uống lành mạnh trong việc nuôi dưỡng thể hình tối đa?
Việc cải thiện thể lực phụ thuộc vào việc củng cố quá trình giải phóng ô xy tới các cơ, cơ quan và mô của bạn. Gia tăng quá trình ô xy hoá không chỉ giúp khoẻ mạnh, nó còn khiến bạn có thể tập với cường độ cao hơn với hơi thở giảm đi.
Gần như tất cả chúng ta đều có niềm tin rằng thở sâu vào phổi khi nghỉ ngơi sẽ gia tăng lượng ô xy trong máu. Chúng ta không thể gia tăng độ bão hoà ô xy của máu bằng cách hít 1 hơi thở sâu vào phổi, do máu gần như luôn đã bão hoà đủ. Nó giống như đổ thêm nước vào 1 cốc đã đầy tràn.
Chính xác độ bão hoà ô xy là gì, nó liên quan tới quá trình ô xy hoá phù hợp cho các cơ của chúng ta như thế nào?
Độ bão hoà ôxy là tỷ lệ của các tế bào hồng cầu chứa ôxy bên trong máu. Khi nghỉ ngơi, lượng hơi thở tiêu chuẩn cho 1 người khoẻ mạnh là khoảng 4-6 lít khí/phút, mức này tạo ra độ bão hoà ôxy từ 95-99%. Do ôxy liên tục truyền từ máu đến các tế bào, 100% bão hoà là không thể. Tỷ lệ bão hoà 100% ám chỉ rằng sự liên kết giữa các tế bào hồng cầu và các phân tử ôxy là quá mạnh, giảm khả năng của hồng cầu chuyển ô xy tới các cơ, cơ quan và mô. Chúng ta cần máu giải phóng ôxy, chứ không cần giữ chúng.
Cơ thể người thực tế có dồi dào ôxy trong máu, 75% được thở ra khi nghỉ và cỡ 25% được thở ra khi tập luyện. Gia tăng độ bão hoà tới 100% không đem lại lợi ích.
Có 2 yếu tố quan trọng trong cách bạn thở: số hơi thở bạn thực hiện trong 1 phút và khối lượng không khí vào phổi mỗi hơi thở.
Theo y học, số hơi thở của 1 người khoẻ mạnh trong 1 phút là từ 10-12 nhịp, với mỗi hơi thở mang theo 500ml không khí, tương đương với tổng 5-6 lít khí.
Làm cách nào chúng ta đảm bảo rằng mình thở đúng để tối ưu hệ tuần hoàn của chúng ta? Không phải là ôxy ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả hơi thở của bạn, mà là khí các bon dioxide (CO2).
Số lượng hơi thở và khối lượng khí được quyết định bởi các thụ cảm trong não bộ hoạt động giống cách hệ thống sưởi kiểm soát nhiệt độ trong nhà. Các thụ cảm này giám sát hàm lượng CO2 và ôxy trong máu, cùng với độ pH. Khi lượng CO2 tăng trên ngưỡng, các thụ cảm nhạy này kích thích hơi thở nhằm loại bỏ khí thừa. Nói cách khác, tác nhân kích thích thở cơ bản để loại bỏ khí CO2 dư thừa khỏi cơ thể.
CO2 là sản phẩm phụ của quá trình phá vỡ chất béo và cacbonhydrate tự nhiên chúng ta ăn. CO2 trở lại từ các mô và tế bào, tới phổi qua các mạch máu, lượng dư thừa sẽ bị thở ra. Tuy nhiên, 1 tỷ lệ CO2 của cơ thể bạn được giữ lại khi bạn thở ra. Cách thở đúng phụ thuộc vào và tạo ra lượng CO2 phù hợp giữ trong phổi của bạn.
CO2 giống như cánh cửa cho phép ôxy đi tới các cơ của bạn. Nếu cánh cửa chỉ mở phần nào đó, chỉ lượng ô xy ít đi qua, và chúng ta thấy mình thở hổn hển khi tập, và tứ chi bị chuột rút. Mặt khác, nếu cảnh cửa mở rộng, dòng ôxy chảy qua khiến chúng ta có thể duy trì luyện tập thể chất lâu hơn và với cường độ cao hơn.
Chúng ta thường thở quá nhanh hoặc dư thừa, là thói quen thở nhiều không khí hơn cơ thể cần. Khi chúng ta thở quá, quá nhiều CO2 bị loại khỏi phổi và máu. Điều này khiến cánh cửa đóng lại, khiến ôxy khó đi qua hơn. Thở quá nhiều trong thời gian ngắn không phải là vấn đề quá quan trọng, chưa có thay đổi lâu dài nào xảy ra. Tuy nhiên, khi chúng ta thở quá nhiều trong thời gian dài nhiều ngày hay tuần, sự thay đổi hoá sinh diễn ra bên trong chúng ta gây ra sự nhạy cảm gia tăng hay ngưỡng chịu CO2 thấp xuống. Với ngưỡng thấp hơn này, lượng khí thở trên mức bình thường do các thụ cảm trong não liên tục kích thích hơi thở nhằm loại bỏ lượng CO2 mà nó nhận thấy vượt quá mức thiết lập. Kết quả tạo ra thói quen thở quá nhiều ở chúng ta với triệu chứng há mồm thở khi thức và ngủ, gây ra các vấn đề như tim mạch, hô hấp, tiêu hoá và mệt mỏi.
Tập trung vào cách thở đúng sẽ tạo ra những thay đổi nhanh chóng hơn bất kỳ hoạt động nào khác trong vấn đề nâng cao thể lực, sức khoẻ và hiệu quả trong tập luyện. Chìa khoá ở đây là lượng CO2 duy trì trong phổi và máu, và đó là HƠI THỞ RA.
Bài tiếp sẽ hướng dẫn cách gia tăng lượng ô xy trong máu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *