Nỗi sợ hãi mang tên Corona vs kiến thức khoa học và sự thật về cơ thể bạn

Nỗi sợ hãi mang tên Corona vs kiến thức khoa học và sự thật về cơ thể bạn

Những ngày này, đi đến đâu tôi cũng nhìn thấy nỗi sợ hãi mang tên Corona. Tôi tự hỏi điều gì đang xảy ra vậy, nó gần như kiểu ngày tận thế?

Tin tức trên mọi kênh truyền thông đưa hàng ngày về số người mắc bệnh gia tăng, dự báo dịch bệnh phát triển bùng phát mạnh. Tin tức về hàng hóa khan hiếm như khẩu trang, nước rửa tay… Hướng dẫn phòng chống dịch bệnh khắp nơi ở các bảng tin trong cầu thang, chỗ đông người, trong tháng máy họ thậm chí dán băng dính ở các nút điều khiển và nói sẽ thay băng dính thường xuyên để tránh lây nhiễm vi rus. Ngoài đường, mọi người đều đeo khẩu trang kín mít, không ai nhìn rõ mặt nhau, ngay cả ngồi trong ô tô cũng đeo khẩu trang. Các thông báo về công tác vệ sinh diệt khuẩn ở thang máy, trường học, chỗ công cộng….

Trong tâm lý học có hiện tượng tự kỷ ám thị, tức là chúng ta nghĩ, nghe và nhìn thấy điều gì điều đó sẽ chi phối trong tâm trí chúng ta khiến chúng ta suy nghĩ quá nhiều về nó, từ đó dẫn tới lời nói và hành động. Não bộ hoạt động theo quán tính, càng suy nghĩ nhiều lại càng có thêm nhiều ý tưởng liên quan đến chủ đề. Suy nghĩ chủ đạo của cộng đồng bây giờ là sự nguy hiểm của Virus Corona. Vì thế, mọi người đều nói về nó, thực hiện những hành động được cho là bảo vệ như mua khẩu trang, tích trữ hàng hóa, ở nhà… Vâng đó là ở đất nước của chúng ta, chúng ta đang tự ám thị rằng nó rất nguy hiểm, tỷ lệ chết cao, nhưng chưa tìm hiểu kỹ nguyên nhân tại sao họ lại chết. Xin nhắc lại rằng tỷ lệ chết do tai nạn giao thông còn cao hơn gấp ít nhất là 10 lần, vậy tại sao mọi hình thức phạt chế tài đưa ra mà tỷ lệ chết do tai nạn giao thông vẫn cao?

Trong cuốn sách bí mật dinh dưỡng cho Sức khỏe toàn diện của tiến sỹ Colin Campbell và nhân tố Enzyme của Hiromi Shinya, các ông có chỉ rõ bằng chứng khoa học rằng lối sống, chế độ ăn ảnh hưởng đến tình hình bệnh tật của cá nhân. Điều này thay đổi ở từng nước khác nhau, ví dụ bệnh của người Mỹ khác bệnh người Nhật, người Châu Âu, người Trung Quốc… Người Trung Quốc bị nhiễm Corona và nhiều người chết trong thời gian gần đây nhưng câu hỏi là người nước khác nếu bị lây nhiễm tỷ lệ chết có như vậy không? Chắn chắn là không, vì lối sống của người Trung Quốc, chế độ ăn của họ rất điển hình và khác các nước khác, thậm chí ngay cả khác với chế độ ăn và lối sống của người Việt. Tôi làm việc với bạn bè Trung Quốc một thời gian, gặp gỡ tại Trung Quốc cũng nhiều lần và tôi thấy một số đặc điểm ăn uống và lối sống của họ như sau:

  • Người Trung Quốc ăn rất khỏe, rất nhiều đạm và tinh bột. Có lẽ, họ ít nhất ăn khỏe gấp 2 lần người Việt.
  • Người Trung Quốc ăn rất nhiều đồ chiên rán, dầu mỡ, ăn rất mặn, cay.
  • Người Trung Quốc ăn quá ít rau và trái cây, chủ yếu là rau xào đầy mỡ.
  • Nam giới Trung quốc uống nhiều rượu, hút nhiều thuốc, liệu những phổi người xung quanh họ có bị ảnh hưởng không? Tôi tin là có, hút thụ động cũng như hút trực tiếp.
  • Người Trung Quốc luôn nỗ lực cạnh tranh kiếm tiền bằng mọi cách, dường như triết lý sống chủ đạo của họ là chủ nghĩa vật chất. Liệu tỷ lệ bị các căn bệnh tinh thần như stress, trầm cảm… có nhiều không? Tôi đoán là có.
  • Thời gian chăm lo bản thân: vài năm trước tôi sang Côn Minh và tập thể dục buổi sáng sớm thì thấy tỷ lệ người tập rất ít vào buổi sáng trong khi đó ở Việt Nam thì cảm giác của tôi là đông người tập hơn. Tôi đoán là họ ít dành thời gian chăm lo cho bản thân.

Với những thói quen trên, chắc chắn hệ miễn dịch của người Trung Quốc sẽ bị suy giảm đáng kể theo thời gian. Hệ miễn dịch và môi trường bên trong chính là thứ vũ khí giúp chúng ta miễn nhiễm trước các loại virus cho dù có là Corona hay thậm chí nguy hiểm hơn cả Corona.

Sự sống đã xuất hiện hàng triệu năm trên hành tinh này, và vi khuẩn cũng vậy. Thế giới vi khuẩn rộng lớn, mà mãi đến tận thế kỷ 21 này chúng ta mới hiểu được do những kính hiển vi cỡ lớn. Chúng đã, đang và sẽ luôn sống bên trong cơ thể chúng ta, và phần lớn là hữu ích cho con người. Có khoảng ít nhất 1.3 kg vi khuẩn trong cơ thể chúng ta. Tôi tự hỏi, liệu có phải chúng ta chống lại chúng chính là chống lại sự sống?

Chúng ta đang ở trong thời kỳ thế giới phẳng, 4.0 tức là chúng ta có quyền tiếp cận thông tin ở mọi nơi, mọi lúc và đa chiều. Vì thế, sẽ là rất thiếu sót nếu chúng ta không cập nhật cho bản thân mình các kiến thức mới nhất về vấn đề quan trọng như là Sức khỏe. Gần 200 năm trở lại đây, khoa học đã phát triển và thay đổi với các lý thuyết và bằng chứng khoa học mới liên tục được cập nhật. Điều gì xảy ra nếu chúng ta luôn bám vào các kiến thức cũ, không phản ánh đúng bản chất của vấn đề?

Tôi xin tóm lược lại một số thông tin về hệ tư tưởng khoa học của thế kỷ 19 và thế kỷ 21 dưới đây. Có lẽ, các bạn sẽ thấy đâu đó mình có thể căn cứ vào hệ tư tưởng của thế kỷ 19. Có lẽ, các bạn sẽ tự chất vấn về niềm tin của mình. Có lẽ, các bạn sẽ khát khao tìm hiểu kỹ hơn các thông tin tôi đưa ra. Nếu như vậy, các bạn chắc chắn sẽ biết cách giải quyết các vấn đề Sức khỏe của bản thân và nỗi sợ hãi có tên là Corona.

  1. Hệ tư tưởng thế kỷ 19:

Các nhà khoa học tiêu biểu là Newton vật lý, Darwin sinh học, Louis Pasteur sinh học.

  • Newton: vật lý cơ học chưa giải thích được thế giới nguyên tử, hạ nguyên tử, photon; thế giới 1 chiều, tuyến tính (tức là không gian, thời gian là tách rời), khoa học không có mối quan hệ với tôn giáo.
  • Darwin: thế giới tự nhiên tiến hóa dựa trên sự cạnh tranh sinh tồn, không có quy luật, sự phát triển của động thực vật dựa trên gen DNA bên trong, tức là cố định.
  • Louis Pasteur: các vi khuẩn, vi rút khác nhau từ bên ngoài gây ra các căn bệnh truyền nhiễm khác nhau nên việc sản xuất ra các loại thuốc chống virut, vi khuẩn sẽ giải quyết được mọi căn bệnh.
  1. Hệ tư tưởng thế kỷ 20, 21:

Vật lý lượng tử; các nhà khoa học tiêu biểu Einstein, Niels Bohr, Richard Feynman.. về vật lý; David Baltimore, Bruce Lipton, James Lovelock, Luc Montagnier, Fritz Albert Popp về sinh học, Glen Rein về hóa sinh.

  • Einstein, Niels Borh, Richard Feynman: vật lý lượng tử giải thích được thế giới nguyên tử, hạ nguyên tử, photon; thế giới đa chiều; “không thời gian” (tức là thời gian và không gian là một hàm, không thể tách rời); vật chất là năng lượng, rung động, tần số bị chi phối bởi “trường không” hay “vật chất tối” giống với tôn giáo như kinh Vệ đà, Vũ trụ sinh ra từ cái không có gì; phật giáo tất cả sinh ra từ Cái không; Thiên chúa/Do Thái giáo Vũ trụ sinh ra từ âm thanh tức là rung động….
  • David Baltimore đoạt giải Nobel năm 1975 trong lĩnh vực Thể lý hay Y học, cả đời ông nghiên cứu về sinh học tế bào và sinh học vi sinh trong mối quan hệ với ung thư. Ông tham gia dự án hệ gen ở người. Ông khẳng định kết quả của dự án nghiên cứu bắt chúng ta phải xem xét lại các lý thuyết về sự sống và tiến hóa, xem xét lại mối quan hệ giữa gen và các sinh vật khác trong sinh quyển. Ông nói dường như gen ở người và các sinh vật đơn bào không có nhiều sự khác biệt.
  • James Lovelock: giả thuyết Gaia nói rằng tất cả sự sống trên Trái đất là một phần của một thực thể sống chi phối sự sống và môi trường trên Trái đất (là một phần của một Vũ trụ sống, có nhận thức). Tất cả sự sống liên hệ với nhau chặt chẽ.
  • Luc Montagnier, nghiên cứu vi rút học đoạt giải Nobel năm 2008 trong lĩnh vực Thể lý hay Y học. Ông phát hiện ra nước có trí nhớ. Ông lấy DNA vi khuẩn cho vào lọ nước mẫu đóng kín, thì ở lọ nước nằm cạnh lọ mẫu DNA vi khuẩn này xuất hiện tương tự. Thí nghiệm thực hiện với trường điện từ yếu 7 Hz.
  • Fritz Albert Popp, nghiên cứu về vật lý sinh học, đặc biệt là trong nghiên cứu về biophoton (ánh sáng từ cơ thể sống). Ông kết luận DNA có khả năng lưu trữ và sử dụng ánh sáng, tất cả các sinh vật sống gồm thực vật và động vật đều phát ra ánh sáng (kỹ thuật Krilian đã cho thấy hào quang phát ra từ các sinh vật). Chúng ta là sinh vật ăn ánh sáng.
  • Glen Rein, nghiên cứu hóa sinh, phát hiện ra hành vi của DNA quan hệ trực tiếp với nhận thức của người. Tức là thay đổi nhận thức có thể thay đổi cách DNA hoạt động.
  • Peter Gariaev, nghiên cứu DNA, trong năm 2000 phát hiện ra chỉ bằng cách dùng ánh sáng laser không đốt cháy ông có thể chữa lành bệnh cho chuột, thậm chí gửi ánh sáng từ khoảng cách 20 km mà hiệu quả chữa lành vẫn có tác dụng.
  • Bruce Lipton, nghiên cứu sinh học, ông kết luận rằng biểu hiện gen bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như dinh dưỡng, stress và cảm xúc. Các yếu tố môi trường có tác động lớn đến sức khỏe ở sinh vật so với nghiên cứu di truyền của Darwin đã xác định trước đây.

Một số sự thật về cơ thể của bạn:

  1. Cơ thể bạn chứa khoảng 37.000 tỷ tế bào, 7.000.000.000.000.000.000.000.000.000 (27 số 0) nguyên tử. Các nguyên tử này giống nguyên tử ở khắp nơi trong Vũ trụ. Nguyên tử làm thành bom nguyên tử thả xuống Nhật giống nguyên tử trong cơ thể bạn, năng lượng của chúng thực sự cực kỳ khủng khiếp.
  2. Các tế bào liên tục được tái tạo và thay mới.
  3. Các tế bào trong cơ thể bạn đến từ ngoài hành tinh, từ sao băng, các bụi sao bay tới Trái đất.
  4. Cơ thể bạn chứa khoảng ít nhất hơn 1.3 kg vi khuẩn, là cơ quan có trọng lượng nặng thứ hai sau não bộ.
  5. Cơ thể bạn chứa 65% là ô xy.
  6. Toàn bộ chuỗi DNA cơ thể bạn trải ra nó dài 10 tỷ dặm, tương đương khoảng cách từ hành tinh Pluto tới trái đất và ngược lại.
  7. Nếu bạn sống đến 75 tuổi thì tim bạn bơm lượng máu bằng kích cỡ 90 bể bơi Olympic.

Với sự thật ở trên liệu bạn còn nghĩ rằng Corona rất nguy hiểm hay không?

Tôi mong rằng một số thông tin trên sẽ giúp mọi người có cái nhìn khoa học và rõ ràng hơn về tình hình Virus Corona.

Sự sợ hãi và thiếu hiểu biết chính là kẻ thù nguy hiểm nhất trên Trái Đất!

Chúc các bạn Sức khỏe, Hạnh phúc và Thành công!

Bùi Trần Trung

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *