THẢI ĐỘC BẰNG CÀ PHÊ
Súc ruột bằng cà phê là một phương pháp thải độc phổ biến, thường dùng cho tuyến tụy, đại tràng và các căn bệnh ung thư khác cũng như là liệu pháp chữa lành thay thế chung cho bất kỳ căn bệnh nào. Thải độc cà phê thậm chí được coi là một phương pháp bảo trì cho những người muốn duy trì sức khỏe. Chúng không chỉ là một phần của thuốc thay thế mà sự phổ biến của chúng đã lan tới cả y học truyền thống. Về mặt lý thuyết, chức năng của súc ruột cà phê là đẩy chất độc từ gan, cho phép cơ thể chữa lành. Nó là một tuyên bố nghe hoàn toàn hợp lý. Thải độc gan giúp bạn chữa lành.
Ở đây chúng ta bắt đầu gặp rắc rối: cà phê mạnh, gắt, là a xít mạnh, làm mất nước, chất làm se cao, và quá kích thích. Nó là một loại thuốc. Hãy nhớ bạn có thể nghiện nó, và đó là một phần của điều khiến mọi người rất nghiện liệu pháp súc ruột cà phê để chữa lành. Vì tất cả những lý do này, cà phê có thể chấp nhận được với những người thích uống nó. Cà phê xâm nhập dạ dày là một câu chuyện khác so với cà phê xâm nhập trực tiếp vào đại tràng nhờ súc ruột. Dạ dày của chúng ta được thiết kế để chịu được bia, nhưng nó không phải tốt cho dạ dày. Cà phê có khả năng thách thức môi trường dạ dày, độ pH của nó tức là mức a xít hydrochloric, mặc dù cà phê có thể bình thường với người có môi trường dạ dày chịu được. Cà phê cũng có khả năng ảnh hưởng đến hệ thần kinh với những người có các bệnh thần kinh, các triệu chứng và tình trạng như lo lắng, run, ù tai, tê, đờ đẫn, đau, mất ngủ, và chân bồn chồn…Nhiều người trong tình trạng này và người dạ dày yếu, trào ngược a xít, các vấn đề tuyến tụy, vấn đề bàng quang, tiêu hóa và rối loạn như Crohn’s, rối loạn ruột, viêm ruột kết đã xác nhận rằng họ cảm thấy dễ chịu nhất khi bỏ cà phê. Tuy nhiên, những người không có các vấn đề này có thể tìm cảm giác sảng khoái ở cà phê do dạ dày của họ có thể chịu đựng được nó.
Cà phê uống vào miệng phải đi tới dạ dày. Có một môi trường kiểm soát ở đây, với các biện pháp bảo vệ bên trong giúp bạn an toàn. Khi các chất xâm nhập dạ dày, chuông báo động kêu để tuyến tụy, gan và đường ruột chuẩn bị. Cho dù nó là một cốc soda, một cốc sữa, một ký sinh trùng do bữa ăn bên ngoài hay một cốc cà phê thì sự phân tán được kiểm soát hoàn hảo sao cho khi nó xâm nhập máu, nó đã phần nào bị xoa dịu. Cơ chế này là một phần của khả năng kỳ diệu của dạ dày nhằm cân bằng và trung hòa bất cứ thứ gì. Giống như một tàu ngầm lặn sâu trong đại dương của cơ thể, mục tiêu cơ bản của dạ dày là giữ cơ thể trung hòa. Mọi thứ phải trật tự, có tổ chức, hợp tác hoặc thảm họa sẽ diễn ra. Với thực phẩm, chất lỏng hay dịch bất kỳ loại thuốc, ký sinh trùng hay vi khuẩn, cho dù tốt hay xấu, thâm nhập đường ruột qua hậu môn thì cơ chế bảo vệ của dạ dày không có hiệu lực. Khi thứ gì đó nhẹ nhàng và trung tính thâm nhập dạ dày, nó không gây ra mối đe dọa. Với một chất mạnh như cà phê, câu chuyện lại khác. Đại tràng quá căng thẳng khi phải tự giải quyết đặc tính a xít của cà phê và kích thích hệ thần kinh.
Khi bất cứ thứ gì gắt và độc xuất hiện theo cách này, không đi qua trạm gác từ dạ dày, cho dù nó là gì, gan trở nên rất tổn thương. Với gan, dạ dày giống như người bạn luôn hỗ trợ. Dạ dày biết gan đang làm việc vì mình, nên đây là mối quan hệ cùng có lợi giống như gia đình. Gan không được chuẩn bị để đương đầu với đe dọa trực tiếp. Khi xuất hiện mối đe dọa, nó lập tức ra tín hiệu cho tuyến thượng thận tiết ra adrenaline như là cơ chế tự phòng vệ. Mặc dù gan xem thường dư thừa adrenaline nhưng nó cần hút chất độc để bảo vệ bạn. Trong tình huống này, nó vẫn triển khai adrenaline như là một đội quân lính chiến đấu được trang bị súng và dao.
Súc ruột cà phê châm ngòi cho cú sốc adrenaline này. Adrenaline tiết ra do gan yêu cầu, để cảnh báo trái tim rằng có vấn đề. Điều này nghe có vẻ căng thẳng. Một lần súc ruột cà phê dường như vô hại. Về mặt logic, nó không giống như mối đe dọa, mà như một liệu pháp an toàn. Khi đặt nó cạnh nhiều liệu pháp truyền thống trong y học thực sự rất nguy hiểm và không an toàn thì súc ruột cà phê vẫn còn an toàn hơn. Đó là đánh giá với tâm trí của chúng tôi. Ở đây, gan bị sốc và coi súc ruột cà phê là vấn đề.
Có một cú sốc adrenaline thứ hai diễn ra, và đó là từ bản thân chất caffeine của cà phê. Khi cà phê đi qua đường dạ dày, tá tràng, ruột non thì caffeine sẽ được kiểm soát theo cách đúng đắn và hợp lý nhất có thế vì thế nó sẽ được giảm nhẹ khi thâm nhập máu. Bằng cách này trái tim của bạn được bảo vệ khỏi sự đột kích của caffeine. Nhưng tuyến thượng thận bị kích hoạt do caffeine được bơm vào thông qua đường hậu môn. Caffein tìm đường vào máu lập tức mà không bị a xít hydrochloric hay thành phần khác của dịch dạ dày hay dịch mật trung hòa bớt.
Đây là điều mà những người có hệ thần kinh nhạy cảm và các vấn đề về tuyến thượng thận cần phải biết. Họ là những người gặp vấn đề với chất caffeine. Chắc chắn có những kiểu người rất lo lắng không biết rằng cà phê làm họ thấy tệ hơn, do đó họ thường xuyên đến quán cà phê, gọi cốc cà phê yêu thích để kiểm soát mối lo của mình bằng “thuốc chống lo lắng”. Cũng có nhiều người biết cà phê đẩy vấn đề của họ xa hơn. Với cả hai nhóm người này, khi cà phê được đưa qua đường hậu môn, nó có thể thực sự châm ngòi hay làm gia tăng triệu chứng như lo lắng. Thường thì những người thực hành, fan cuồng, chuyên gia chăm sóc không chịu trách nhiệm cho sai lầm này, được dạy rằng những vấn đề như vậy là các triệu chứng thải độc. Sự thật là adrenaline và caffeine có thể là quá nhiều cho cơ thể do hệ tiêu hóa thực tế là hệ thần kinh trung ương thứ hai của chúng ta.
Với những người vẫn lo ngại: Bỏ qua mọi thứ, liệu gan thực sự làm sạch với biện pháp súc ruột bằng cà phê? Câu trả lời là trong khi súc ruột cà phê có thể ép gan làm sạch một chút, hiệu quả ngược cũng xảy ra. Các chất độc rời khỏi gan, thay vì được thải khỏi cơ thể, cuối cùng quay ngược trở lại gan do chúng không được làm sạch bằng cách an toàn. Gan gửi các thành phần hóa chất vào máu để cố tập hợp và khoanh vùng càng nhiều chất độc thoát ra càng tốt để bảo vệ não bộ và trái tim. Chất adrenaline mà gan kêu gọi và do chất caffeine kích thích tuần hoàn và nhanh chóng được gan hút vào. Cuối cùng, gan có thể kết thúc với nhiều chất độc do súc ruột cà phê hơn khi nó bắt đầu.
Gan không thích bị ép làm sạch, do đó khi cà phê xâm nhập đại tràng trực tiếp, gan có thể gần như ngừng hoạt động, chuyển qua trạng thái pin thấp tức thời để chuẩn bị củng cố chức năng trong vòng ít giây hay ít phút, khi nó cần hoạt động mạnh để giải quyết lượng adrenaline và chất độc. Đây chính là lý do nhiều người súc ruột cà phê xong thấy rất mệt, buồn ngủ…
Súc ruột có thể thải độc mạnh cho gan khi dùng nước lọc máy hay nước cất pha thêm ít chanh tươi. Nước cất hay nước lọc không cung cấp khoáng chất khi bạn uống chúng, tuy nhiên ở biện pháp súc ruột, chúng loại bỏ tạp chất và nước chanh tươi khiến nước có hiệu quả thải độc hơn. Kiểu súc ruột này có hiệu quả hơn súc ruột cà phê vì nó không khiến gan cần chất adrenaline, và chất caffein cũng không có để adrenaline cần phải trung hòa.
——————————————————–
Nguồn: sách “giải cứu gan” của Anthony William nxb Huy Hoàng.