Suy nghĩ lại về những giả định sai lầm của khoa học (phần 1)

Suy nghĩ lại về những giả định sai lầm của khoa học

Có một câu chuyện chôn sâu trong nền văn hóa của chúng ta, nó đóng một vai trò lớn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó thường là câu chuyện chưa được nói ra về chúng ta: chúng ta là ai? Chúng ta đến từ đâu? Mọi thứ vận hành trong thế giới của chúng ta như thế nào?

Tôi không nói rằng câu chuyện này là điều gì đó cần thiết mà chúng ta thường nghĩ về, hay thậm chí chúng ta ý thức về. Nó không phải một câu chuyện chúng ta chia sẻ trong bàn ăn sáng với gia đình của mình mỗi buổi sáng hay suy nghĩ trong khi chúng ta làm các công việc khác. Với nhiều người trong chúng ta, nó là câu chuyện được chôn rất sâu theo cách chúng ta nghĩ và hành động. Chúng ta chấp nhận hậu quả của nó một cách tự động mà không cần suy nghĩ. Mặc dù nó có thể được chôn sâu, nhưng nó vẫn ở bên trong để hướng dẫn những chọn lựa của chúng ta và ảnh hưởng tới cách chúng ta phản ứng với những người thân yêu của mình, đồng nghiệp, và bè bạn, và với thế giới từng ngày.

Đó là câu chuyện về sự tách biệt.

Không thiếu giải pháp

Kể từ khi xuất hiện khoa học hiện đại gần 300 năm trước, câu chuyện của đời sống của chúng ta là chúng ta chỉ hơn những hạt bụi trong Vũ trụ và những sinh vật bên lề trong toàn bộ chu trình sống. Chúng ta được dẫn dắt để tin rằng chúng ta tách biệt với người khác. Chúng ta đã được dạy rằng chúng ta thực sự không có sức mạnh khi nói đến việc chữa lành cơ thể của mình hay khả năng ảnh hưởng tới hòa bình trong cộng đồng của chúng ta và xa hơn nữa.

Câu chuyện tách biệt của chúng ta gồm niềm tin của Charles Darwin rằng sự sống là một cuộc vật lộn và chúng ta phải chiến đấu cho những điều tốt đẹp đến với chúng ta trong cuộc sống. Là trẻ con, nhiều người trong chúng ta được cài đặt suy nghĩ cách này thông qua câu chú rằng chúng ta sống trong một thế giới “kẻ mạnh thắng.” Câu này thể hiện niềm tin rằng thế giới giống như một cái bánh lớn, thiếu và hạn chế. Vì thế, chúng ta phải vật lộn và chiến đấu cho miếng bánh của mình hoặc bị bỏ lại mãi. Đây là thế giới quan cơ bản về sự thiếu hụt hay khan hiếm, và sự cạnh tranh xung đột giữa con người và các quốc gia. Có lẽ chẳng phải ngẫu nhiên mà trong khi chúng ta có quan điểm này, thế giới đã chứng kiến những cuộc khủng hoảng lớn nhất về chiến tranh, đau khổ và bệnh tật được ghi nhận trong lịch sử.

Liệu có khi nào chúng ta thường cảm thấy bất lực trong việc giúp những người thân của mình và bản thân khi gặp khủng hoảng đời sống? Liệu có khi nào chúng ta thường bất lực khi chúng ta thấy thế giới của mình thay đổi quá nhanh đến mức nó được mô tả như “trệch hướng”? Đầu tiên, dường như chẳng có lý do gì để chúng ta nghĩ khác đi hay tin chúng ta có thể kiểm soát bản thân, hay kiểm soát cuộc đời của chúng ta hướng đến dựa trên quan điểm thường thấy do thế giới quan này.  Rốt cục, không có gì trong các cuốn sách hay cách nghĩ truyền thống về thế giới cho phép thay đổi bất kỳ điều gì. Chúng ta có thể nếu chúng ta nhìn vào những phát minh gần đây trong những năm cuối thế kỷ 20.

Mặc dù, kết quả của nghiên cứu phá vỡ mô thức cũ đã được phát hành trong những tạp chí khoa học hàng đầu, nhưng chúng thường được chia sẻ dưới ngôn ngữ phức tạp của khoa học, ẩn giấu đi ý nghĩa của chúng với những người ngoài giới học giả. Người bình thường và ngoài giới khoa học không cảm nhận được tác động của những phát hiện mới này vì họ bị bỏ ngoài cuộc hội thoại.

Những khám phá mới nhất trong lĩnh vực sinh học, vật lý, khảo cổ và gen đang khiến các nhà khoa học phải viết lại câu chuyện về người chúng ta là, và vai trò của chúng ta trong thế giới. Về sinh học, ví dụ, việc xuất bản hơn 400 nghiên cứu chỉ ra rằng Tự nhiên dựa trên một hình thức hợp tác, thay vì “chọn lọc sinh tồn” của Darwin, đã khiến suy nghĩ về khoa học tiến hóa thay đổi. Dưới ánh sáng của những phát hiện mới này, một số giả thiết chính của quá khứ – giờ đây được công nhận như là giả thiết sai lầm của khoa học – không còn có thể được dạy như là một thực tế. Ví dụ về những giả thiết sai lầm sau:

  • Giả thiết sai lầm 1: Tự nhiên dựa trên sự tồn tại của kẻ mạnh nhất.
  • Giả thiết sai lầm 2: Các sự kiện ngẫu nhiên của cuộc tiến hóa giải thích nguồn gốc con người.
  • Giả thiết sai lầm 3: Nhận thức tách biệt với thế giới vật lý của chúng ta.
  • Giả thiết sai lầm 4: Không gian giữa vật chất trống rỗng.
  • Giả thiết sai lầm 5: Nền văn minh bắt đầu 5000-5500 năm trước.

Bất cứ thời điểm nào trong đời sống của mình, biết về những phát hiện như thế này thật thú vị. Nhưng chúng tuyệt đối quan trọng với chúng ta trong thời gian khủng hoảng này bởi vì cách chúng ta giải quyết vấn đề của cuộc sống dựa trên cách chúng ta nhìn nhận mối quan hệ của bản thân với thế giới. Khi chúng ta nghĩ về cuộc sống hàng ngày – cách chúng ta quan tâm đến bản thân và gia đình của mình, cách chúng ta giải quyết vấn đề, và các lựa chọn chúng ta thực hiện – rõ ràng nhiều điều chúng ta chấp nhận là kiến thức phổ thông được ăn sâu trong niềm tin dựa trên những giả thiết sai lầm này.

Thay vì các niềm tin rằng chúng ta là những sinh vật không xứng đáng xuất hiện trong hàng loạt sự thay đổi sinh học và tồn tại trong 5000 năm văn minh như nạn nhân yếu đuối tách biệt với thế giới của chúng ta, khoa học mới gợi ý một số dữ kiện hoàn toàn khác. Trong cuối những năm 1990 và đầu năm 2000, các nghiên cứu khoa học hàng đầu tiết lộ các sự thật sau:

  • Thực tế 1: Nền văn minh ít nhất có tuổi gấp 2 lần so với giả thiết trước là 5000-5500 năm.
  • Thực tế 2: Tự nhiên phụ thuộc vào sự hợp tác và tương hỗ lẫn nhau, không phải cạnh tranh sinh tồn.
  • Thực tế 3: Sự sống ở người chi ra các dấu hiệu không thể nhầm lẫn của bản thiết kế.
  • Thực tế 4: Cảm xúc của chúng ta trực tiếp ảnh hưởng điều xảy ra trong biển năng lượng chúng ta được tắm trong đó.
  • Thực tế 5: Vũ trụ, thế giới và cơ thể của chúng ta được làm từ một trường năng lượng chia sẻ – một ma trận – khiến sự hợp nhất gọi là liên kết lượng tử có thể .

Người ta nói rằng Albert Einstein đã nói rằng “sự điên loạn” là lặp đi lặp lại một việc theo cách tương tự nhưng lại kỳ vọng kết quả thay đổi. Tôi nghĩ có nhiều sự thật trong tuyên bố này của ông. Giải quyết những thách thức chúng ta phải đối mặt trong giai đoạn khủng khoảng này bằng cách nhìn vào chúng dưới con mắt của niềm tin cũ dẫn đến những khủng hoảng là không có ý nghĩa.

Nhằm đáp ứng những thách thức của thời đại, chúng ta phải sẵn sàng suy nghĩ khác đi về bản thân thay vì suy nghĩ mà chúng ta có trong mấy chục năm trước. Điều đó có nghĩa rằng chúng ta phải vượt qua biên giới truyền thống đã tách biệt chúng ta khỏi những phát hiện trong một môn khoa học này với môn khoa học khác. Khi chúng ta làm vậy, điều gì đó tuyệt với bắt đầu diễn ra.

Chuỗi kiến thức bị phá vỡ

Có một chuỗi kiến thức kết nối thế giới hiện đại của chúng ta với quá khứ. Mỗi lần chuỗi này bị phá vỡ, chúng ta mất tiếp cận với thông tin giá trị về thế giới và bản thân. Chúng ta biết rằng chuỗi đã bị phá vỡ ít nhất 2 lần được ghi nhận trong lịch sử: một lần với việc đốt cháy Thư viện vĩ đại của Alexandria trong cuộc xâm lăng Ai Cập của đế quốc La Mã, và rồi tiếp tục với việc biên tập Kinh thánh bởi hệ thống nhà thờ Cơ đốc trong thế kỷ 4. Là nhà khoa học, tôi thấy rằng chúng ta càng tiếp cận gần những lời giảng nguyên thủy tồn tại trước khi kiến thức bị mất, chúng ta càng dễ dàng hơn để hiểu điều tổ tiên của mình biết trong thời đại của họ, điều chúng ta có thể áp dụng trong đời sống của mình.

Phần lớn đời mình, tôi đã nghiên cứ các địa điểm ít bị ảnh hưởng nhất bởi thế giới hiện đại để tìm hiểu nguồn gốc của những thông thái cổ đại và bản địa. Hành trình của tôi đã đưa tôi tới một số những địa điểm đáng kinh ngạc nhất tồn tại trên Trái Đất. Từ những tu viện tráng lệ của cao nguyên Tây Tạng, những tu viện khiêm tốn trong dãy núi của Ai Cập và phía nam Peru, tới các quyển sách ở Biển Chết và lời dạy truyền miệng của người bản xứ quanh thế giới, tôi đã lắng nghe các câu chuyện và nghiên cứu các văn bản. Trong những truyền thống này, dường như có chủ đề chung thể hiện quá khứ của chúng ta. Những chủ đề này được phản ánh trong sự thông thái được chia sẻ bởi người già Mayan tôi gặp ở rừng Yucantan của Mexico vào mùa thu năm 2012. Tóm lại, ông mô tả cách tổ tiên của chúng ta không tách biệt…

  • . . . bản thân với thế giới quanh họ.
  • . . . nghệ thuật, khoa học và đời sống hàng ngày.
  • . . . hiện tại với quá khứ.

Trong khi những sự thông thái này gần như không phải khoa học, nhưng chủ đề mà sự thông thái truyền đạt thực tế được xác nhận bởi khoa học tốt nhất của thời đại của chúng ta. Dưới ánh sáng của những khẳng định mới, câu hỏi đến với tôi lặp đi lặp lại là: Nếu tổ tiên của chúng ta có sự hiểu biết sâu sắc về Trái Đất và mối quan hệ của chúng ta với nó, và khoa học hiện đại chỉ mới bắt đầu hiểu mối quan hệ này thì điều gì khác họ biết mà chúng ta đã lãng quên?

– tổng hợp từ bài viết của Gregg Braden –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *