Asana, Prana và Pranayama phần 1

𝑲𝒊𝒏𝒉 𝑼𝒑𝒂𝒏𝒊𝒔𝒉𝒂𝒅 𝒌𝒆̂̉ 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒄𝒂̂𝒖 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒏𝒉𝒖̛ 𝒔𝒂𝒖:
Một lần, khi tất cả các vị thần cư ngụ trong cơ thể, gồm: Khí, Lửa, Nước, Đất, Không gian (Ether), đã xảy ra cuộc tranh cãi. Mỗi vị thần đều tuyên bố rằng mình vượt trội hơn so với tất cả các vị khác, rằng: “tôi duy trì cơ thể hư hỏng này”.
Prana lắng nghe cuộc tranh luận, và cuối cùng ngài nói với họ: “Các ông đừng ảo tưởng về bản thân. Chính tôi đã chia mình thành 5 phần, tôi đã hỗ trợ và duy trì cơ thể này”
Các vị thần không tin ông ta và phản đối. Thần Prana lặng lẽ bắt đầu rút lui khỏi cơ thể. Ngay lập tức, 5 vị thần kia thấy mình tan biến dần và không còn bất kì sức mạnh nào.
Khi Prana quay trở lại ổn định trong cơ thể, 5 vị thần kia lại thấy mình quay trở lại và đảm nhận đúng vị trí tương ứng với họ. Bị thuyết phục bởi sự chứng minh vượt trội, năm vị thần bày tỏ lòng tôn kính với thần Prana.
𝑷𝒓𝒂𝒏𝒂 𝒍𝒂̀ 𝒈𝒊̀?
Prana là sinh lực, sinh khí, tồn tại trong cả thế giới hữu tri và vô tri, gây ra chuyển động, tăng trưởng và suy tàn.
Một số người nghĩ prana đơn giản là oxy trong không khí để duy trì sự sống. Oxy tuy rất quan trọng, nhưng prana không phải là oxy, khi một người đang hấp hối, dù có cho họ đeo mặt nạ oxy để cung cấp nhiều oxy hơn, mà prana đã thoát ra khỏi cơ thể, thì không có cách nào khiến họ tỉnh lại được.
Khi con người già hơn, hoặc chưa già nhưng mắc nhiều bệnh tật, ấy là biểu hiện của việc prana hoặc đang tắc nghẽn, hoặc đang rút dần khỏi cơ thể như một chu trình tự nhiên của sự vận hành cuộc sống.
𝑳𝒂̀𝒎 𝒕𝒉𝒆̂́ 𝒏𝒂̀𝒐 đ𝒆̂̉ 𝒈𝒊𝒖́𝒑 𝒅𝒐̀𝒏𝒈 𝒑𝒓𝒂𝒏𝒂 𝒉𝒐𝒂̣𝒕 đ𝒐̣̂𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒔𝒖𝒐̂́𝒕 𝒗𝒂̀ 𝒍𝒊𝒆̂𝒏 𝒕𝒖̣𝒄?
Prana thâm nhập vào cơ thể qua hơi thở cùng với không khí (một lần nữa, prana không phải là không khí), từ nước uống, thức ăn, vì vậy từ nhiều ngàn năm trước, các nhà hiền triết của những nền văn minh cổ đại đã thực hiện nhiều phương pháp nhằm mang lại sự hợp nhất giữa Prana cùng cơ thể và tâm trí, và các phương pháp đó chính là những cách thức thực hiện dù khác nhau đều thuộc về phạm trù Yoga. Yoga chính là sự hợp nhất, và mục đích của Yoga cũng là mang lại sự hợp nhất.
Để tăng chất lượng của Prana, chúng ta cần tăng chất lượng của hơi thở thông qua các bài tập thở, các kĩ thuật thở từ cơ bản tới nâng cao, nhằm tăng cường khả năng kiểm soát hơi thở. Khi chúng ta có khả năng kiểm soát hơi thở, chúng ta sẽ kiểm soát được prana, và nhờ đó tiến tới kiểm soát sự sống (mình hiểu khi đọc đến đây, bạn đang nghĩ gì nhưng hãy để những nghi vấn đó ở lại vì còn nhiều điều ở phía trước sẽ giúp chúng ta hiểu vấn đề sâu hơn).
𝑽𝒂̣̂𝒚 𝒍𝒂̀ 𝒄𝒉𝒊̉ 𝒄𝒂̂̀𝒏 𝒕𝒂̣̂𝒑 𝒕𝒉𝒐̛̉ 𝒕𝒉𝒐̂𝒊 𝒍𝒂̀ đ𝒖̉ 𝒓𝒐̂̀𝒊?
Điều này vừa đúng vừa không đúng!
Nó chỉ đúng nếu cơ thể vật lí của bạn hiện tại hầu như không có những tắc nghẽn nghiêm trọng, và điều này sẽ không có thật. Trong quá trình sinh ra, lớn lên, già đi, những lưu chuyển của các chất thải sau quá trình thu nạp dinh dưỡng từ thức ăn, quá trình sinh hoạt vận động sai cách, những tạp nhiễm bên trong các dòng vận chuyển khí hay năng lượng, tâm trí,.. sẽ khiến cho cơ thể bị tắc nghẽn ở nhiều nơi. Biểu hiện của sự tắc nghẽn đó ở dạng cơ thể vật lí là các cảm giác đau nhức mỏi, bệnh tật,.., còn ở mức độ tâm trí là những cảm xúc tiêu cực, stress, trầm cảm, lo âu, mất ngủ,…, và tất cả những biểu hiện này làm suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như khiến bạn trở nên mệt mỏi hơn, già cỗi hơn và không thấy hạnh phúc nữa. Ở cấp độ vi tế hơn, những tắc nghẽn này còn tác động tới tình hình tài chính, công việc, các mối quan hệ xã hội,… của bạn nữa.
Do đó, để hỗ trợ dòng Prana thông suốt, ngoài thực hiện các kĩ thuật thở đặc biệt, chúng ta cần tập các bài tập asanas để giải phóng các tắc nghẽn từ thô lậu tới vi tế. Các asanas này chỉ cần tập ở mức độ cơ bản, nhưng cần tập đúng, an toàn và sẽ mang lại hiệu quả cao và lâu dài nếu việc thực hành được diễn ra liên tục đều đặn và vừa đủ. Những bài tập asanas khó làm thực tế không hề cần thiết và không nhằm mang lại các lợi ích này.
𝑨𝒔𝒂𝒏𝒂 𝒈𝒊𝒐̂́𝒏𝒈 𝒄𝒂́𝒄 𝒃𝒂̀𝒊 𝒕𝒂̣̂𝒑 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒍𝒖̛̣𝒄 đ𝒖́𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈?
Câu trả lời là vừa đúng mà vừa không đúng!
Asanas giúp tăng cường sức khỏe thể chất, giải phóng cơ thể khỏi những cơn đau nhức mỏi, nhưng nó không chỉ là các bài tập thể lực, mà nhiều hơn thế.
Định nghĩa về Asana trong Yoga Sutras của nhà hiền triết Maharishi Patanjali đã nêu:
“𝗦𝗶𝘁𝗵𝗿𝗮𝗺 𝗦𝘂𝗸𝗵𝗮𝗺 𝗔𝘀𝗮𝗻𝗮𝗺”
Dịch nghĩa là: Chúng ta cần đạt được sự ổn định, vững chãi và thoải mái khi ở trong Asana.
Như vậy, một bài tập thể lực như hít đất, nâng tạ, chạy nhanh với hơi thở gấp, nhịp tim tăng, sẽ không có được sự ổn định và thoải mái, và không phải là Yoga asana.
𝐀𝐬𝐚𝐧𝐚 𝐜𝐚̂̀𝐧 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐯𝐨̛́𝐢 đ𝐚̂̀𝐲 đ𝐮̉ 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐮̛́𝐜:
– Khi bạn đưa bàn tay ra phía sau, bạn có nhận thức được bàn tay của bạn đang ở đâu không? Nếu bàn tay của bạn mà bạn không nhận ra được vị trí của nó và cảm giác của nó, thì ai mới là người cảm thấy nó đây?
– Các nhóm cơ kích hoạt chuyển động đang cảm nhận ra sao?
– Hơi thở của bạn có đang hỗ trợ sự chuyển động hay không?
– Bạn có đang cảm thấy vững chãi, ổn định và thoải mái không?
– Bạn có đang tận hưởng chính bản thân mình, có đang cảm nhận chính mình trong hiện tại, bây giờ và ở đây hay không? Có bị lôi kéo bởi thế giới bên ngoài không? Suy nghĩ có bị hướng về việc khác hay không?
Nếu bạn là người đã và đang thực hành yoga, hãy tự hỏi mình những câu hỏi trên khi tập luyện nhé.
Hẹn gặp lại các bạn ở những bài chia sẻ của mình tiếp theo nhé!
Namaste🙏
𝐘𝐨𝐠𝐚 𝐜𝐮̀𝐧𝐠 𝐁𝐢́ 𝐌𝐚̣̂𝐭 𝐇𝐨̂̀𝐢 𝐒𝐢𝐧𝐡
Nếu các bạn quan tâm tới các khóa thực hành yoga đích thực để nhận được những lợi ích tốt đẹp từ bộ môn tập luyện cổ xưa này, vui lòng tham gia nhóm zalo nhận thông tin về các khóa tập luyện đồng hành sắp tới bạn nhé. Đường link:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *