Nỗi sợ Cái Chết

NỖI SỢ CÁI CHẾT

Tình hình dịch bệnh Covi đang diễn biến phức tạp, thêm …người chết ở Ý, thêm.. ca mắc ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát…. đó là các thông tin trên phương tiện truyền thông đăng tải hàng ngày. Chủ đề có lẽ thường trực trong mỗi gia đình là các thông tin này. Hình ảnh và thông tin từ số người chết ở Trung Quốc luôn quay cuồng trong đầu chúng ta. Sự thật là nó đã và đang là nỗi ám ảnh của toàn xã hội.

Nhân loại nói chung, không kể chúng ta là người Việt hay người Trung Quốc, hay người Ý…, đều có chung 6 nỗi sợ hãi cơ bản nhất của sự sinh tồn. Chúng là nỗi sợ không được yêu thương, nỗi sợ bị chỉ trích, nỗi sợ nghèo đói, nỗi sợ bệnh tật, nỗi sợ tuổi già, nỗi sợ cái chết. Trong 6 nỗi sợ này thì nỗi sợ chết có lẽ là quan trọng nhất và luôn hiện hữu trong mỗi người. Đó là lý do tại sao chúng ta luôn mong muốn và tìm kiếm sự an toàn cho chính bản thân và người thân của mình.

Thực tế, tất cả chúng ta từ khi sinh ra đều đi về phía cửa tử, cho dù bạn có là vua, CEO, thủ tướng, dân thường, người nổi tiếng… Ai cũng sẽ ra đi vì một lý do nào đó, có thể là chết vì tai nạn giao thông, vì bệnh tật, vì tuổi già và có thể là vì Covi. Vậy sao không ai dành thời gian tìm hiểu xem Cái Chết là cái gì? Nếu chúng ta biết cái chết là gì thì chúng ta sẽ biết thực sự sống là như thế nào. Điều gì xảy ra nếu bạn biết rằng mình không Chết, rằng bạn chỉ cởi bỏ lớp áo khoác bên ngoài để tiếp tục cuộc hành trình?

Một cái cây có vô số chiếc lá trong Tự nhiên. Trải qua nhiều mùa, nó đã rụng không biết bao nhiêu là lá, mà nếu không có việc rụng lá thì cái cây không thể được làm mới và phát triển được. Liệu nó có sợ mùa lá rụng không? Chắc chắn là không bởi vì nó đang mong chờ được thay lớp áo mới, được tiếp tục hành trình kỳ diệu của mình. Con người thì khác bởi vì chúng ta có nhận thức. Chúng ta tiếp nhận niềm tin đã ăn sâu từ hàng ngàn năm về nỗi sợ Cái Chết. Đó là cái gì đó quá kinh khủng bởi vì chúng ta mất hết mọi thứ mà chúng ta sở hữu, tài sản, quan hệ, danh tiếng, người thân. Đó là vì niềm tin rằng cuộc đời chúng ta chỉ có sinh ra và chết đi trong 1 kiếp người.

Ở thế kỷ trước, mọi thứ đều bị ngăn lại bởi ranh giới của tri thức, của quốc gia, của tôn giáo và truyền thống. Đó là kỷ nguyên tối tăm khi con người đã dùng khoa học để phục vụ mục đích chiến tranh, cạnh tranh, tôn giáo… Người bình thường không bao giờ tiếp cận được với kiến thức khoa học đích thực. Nhưng thế kỷ 21 đã khác rất nhiều, một chu kỳ vòng quay mới của mặt trời được gọi là Bảo Bình. Đây là kỷ nguyên của những niềm vui, của những bước tiến tân kỳ, của những ước mơ, hoài bão, tự do, sáng tạo và sự thức tỉnh của các cá nhân trên mọi phương diện. Tri thức, tôn giáo, khoa học và truyền thống của quốc gia được tiếp cận không biên giới nhờ Internet. Vì thế, chúng ta đã nghe nhiều hơn về những câu chuyện của người có trải nghiệm cận tử, của những nhà khoa học, của bác sỹ, những người có tư duy khoa học. Hàng loạt cuốn sách như Trở về từ cõi sáng, Hành trình của Linh hồn Micheal Newton, Sự sống sau cái chết Raymond Moody, Ám ảnh từ kiếp trước của Brian Weiss.. sẽ cho chúng ta thấy một bức tranh rõ ràng về nỗi sợ hãi ám ảnh mọi người.

Nó giống như câu chuyện khoa học viễn tưởng với số đông nhưng sự thực là chúng ta không chỉ có thân thể này mà còn có tâm trí và linh hồn. Cuộc hành trình vẫn còn tiếp diễn. Chúng ta sẽ mang theo những hành trang của cuộc đời hiện tại, gồm nghiệp quả, cảm xúc, tính cách và niềm tin.

Câu hỏi quan trọng nhất là bạn sẽ dự định mang theo hành trang gì cho cuộc hành trình kế tiếp?

Hãy tìm hiểu về Cái Chết, bạn sẽ biết cách để sống một cuộc đời có ý nghĩa xứng đáng với khả năng kỳ diệu nhất của chính mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *