Liệu con người có thể sống lâu hơn tuổi thọ họ có thể nghĩ tới không?

CÁC TẾ BÀO BẤT TỬ ĐẦU TIÊN

Vào năm 2009, giải Nobel được trao cho phát hiện về telomerase (một loại enzyme bao gồm cả RNA lẫn protein). Nó giống như mảnh ghép còn thiếu cho nghiên cứu về sống thọ. Trước kia, các cuốn sách sinh học chỉ ra một diễn giải, nơi telomere (là những trình tự lặp lại của DNA ở các đầu mút của nhiễm sắc thể) trở nên ngày càng ngắn hơn mỗi khi một tế bào phân chia. Do người ta nghĩ rằng số lần tế bào có thể phân chia bị giới hạn (được gọi là giới hạn Hayflick), các tế bào được cho là có tuổi thọ. Người ta tin rằng chúng có tuổi đời có thể tính toán được, và số lần tế bào có thể phân chia có thể dự đoán được.

Tuy nhiên, với sự phát hiện của telomerase và khả năng của nó nhằm mở rộng độ dài của telomere và sự sống của tế bào, một chủng loại các tế bào bất tử phải được tạo ra. Lý do là các bế bào không bị giới hạn bởi số lần phân chia (hiện tượng Hayflick). Trên lý thuyết, chừng nào telomere tiếp tục được chữa lành và thay thế, một tế bào có thể tiếp tục sống, tăng trưởng và phát triển mạnh. Về lý thuyết, quá trình này có thể xảy ra mãi mãi, khiến tế bào bất tử. Trong khi ý tưởng về các tế bào bất tử nghe có thể giống khoa học viễn tưởng, thì thực tế là chúng đã tồn tại. Bằng chứng tồn tại của chúng không phải là một kết quả gần đây. Các tế bào bất tử đầu tiên được phát hiện trong năm 1951. Sự thật gây sốc là các tế bào này vẫn còn sống và tái tạo chính chúng trong phòng thí nghiệm ngày nay, 65 năm sau khi chúng được phát hiện lần đầu tiên.

Trong năm 1951, một bác sỹ ở viện Johns Hopkins tạo ra một tế bào nuôi từ mô lấy của một người phụ nữ trẻ bị mắc ung thư đốt sống cổ. Trong trường hợp đặc biệt này, giống nhiều loại ung thư, cơ thể được lập trình tự nhiên để giết các tế bào khiếm khuyết trước khi chúng gây ra vấn đề, cơ chế chết rụng tế bào, không hoạt động. Thay vì giết các tế bào không phân chia đúng cách, cơ thể của người phụ nữ này gửi một tín hiệu làm điều ngược lại. Nó tạo ra telomerase để giữ tất cả các tế bào của cô sống và tái tạo, gồm các tế bào khiếm khuyết. Đây là lý do bác sỹ lấy tế nào nuôi từ một mẫu tế bào của cô. Ông muốn biết tại sao các tế bào không khỏe mạnh tiếp tục sống và tái tạo trong trường hợp này.

Tên người phụ nữ là Henrietta Lacks, và các tế bào của cô tiếp tục tái tạo như mô nuôi tới tận ngày nay. Tế bào ban đầu mà bác sỹ tạo ra trong năm 1951 tiếp tục tự sống, và các tế bào nó tạo ra được nghiên cứu trên khắp thế giới trong các lớp học, và các phòng thí nghiệm nghiên cứu y học. Chúng được gọi là tế bào HeLa, để vinh danh tên người hiến tặng. Về lý thuyết, các tế bào HeLa có thể sống mãi chừng nào nguồn cung telomerase (enzyme) tiếp tục được duy trì.

Sự tồn tại của các tế bào phân chia mãi của Henrietta Lacks biến ý tưởng của sự bất tử từ lý thuyết sách vở tới hiện thực vật lý. Câu hỏi không còn là liệu có thể tạo ra các tế bào sống mãi hay không. Giờ đây, câu hỏi là liệu sự bất tử này có thể được duy trì được trên một người khỏe mạnh thông qua chế độ ăn, tập luyện, dinh dưỡng và bổ sung dinh dưỡng hay không. Nếu câu trả lời là có, thì câu hỏi sau đó là chúng ta có sẵn sàng cho sự bất tử không và nó có ý nghĩa gì trong đời sống của chúng ta? Chúng ta đã chuẩn bị về mặt cảm xúc để sống trường thọ khi bỏ lại mọi thứ thân thuộc và người thân của mình chưa?

BÍ MẬT VỀ LI CHING-YUEN

Li Ching Yuen là một võ sư và sư phụ khí công, người sống bằng một chế độ ăn gồm các loại thảo dược vùng núi, đã phục vụ trong quân đội Trung Quốc, và chết năm 256 tuổi. Bản ghi quân sự chi tiết của quân đội Trung Quốc chỉ ra rằng Li sinh ở Tứ Xuyên, Trung Quốc vào năm 1677. Sự tham gia phục vụ quân đội của ông với vai trò là người tư vấn chiến thuật vào năm 1749, và việc nghỉ hưu 25 năm sau của ông ở tuổi 97 được ghi lại trong tài liệu. Khi nghỉ hưu, ông tiếp tục lối sống nông thôn đơn giản mà ông đã sống trước khi phục vụ quân đội. Chính lối sống này là một trong những nguyên nhân cho sự trường thọ của ông. Ông quay lại những dãy núi cao của tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc để sống, trồng trọt và duy trì một chế độ ăn thảo dược giống như trước khi gia nhập quân đội.

Trong sự nghiệp quân đội được công nhận của mình, Li đã nhận thư cảm ơn vì đã phục vụ. Kèm theo lá thư là một lời chúc mừng nhân dịp sinh nhật 100 tuổi của ông. Đó là năm 1777. Quân đội tiếp tục chúc mừng ông vào năm 1827 nhân dịp sinh nhật lần thứ 150 của ông, và lại tiếp tục chúc mừng vào năm 1877 nhân dịp sinh nhật lần thứ 200 của ông. Người đàn ông bí ẩn sống thọ này được ghi nhận chết vào năm 1933. Theo vợ của ông, ông đơn giản ra đi khi đang ở ngoài vườn.

 

Một bức ảnh hiếm của Li Ching-Yuen chụp ở Tứ Xuyên năm 1927, khi đó trên giấy tờ tuổi của ông được cho là 250. Tài liệu quân đội cho thấy ông sinh năm 1677 và chết năm 1933. Lúc chết, người ta tin rằng ông đã 256 tuổi. Nguồn: cổng thông tin công, nước Cộng hòa Trung Quốc/Wikipedia

Vào năm 1933, cả tạp chí Time và Thời báo kinh tế xuất bản những bài báo về Li Ching Yuen với những cuộc phỏng vấn với người già của ngôi làng nơi ông sống. Các bài báo mô tả trí nhớ của những người đã biết Li từ thời trẻ, nhưng câu chuyện được chia sẻ lại bởi cụ cố của những người trẻ này. Khi chết, Li có 180 con từ 14 bà vợ. Khi ông được hỏi điều gì khiến mình sống thọ như vậy, Li nói ông tin rằng bí mật trường thọ của ông là “có một trái tim tĩnh lặng” Dưới ánh sáng của những phát hiện mới liên quan đến tác động của đời sống sử dụng trái tim, những lời của Li thật có ý nghĩa. (Khoa học mới nhất phát hiện, trái tim chứa đựng rất nhiều bí mật, gồm những khả năng như chữa lành, học tập, trực giác…Nội dung này sẽ được chia sẻ ở bài khác)

Chỉ có thông qua quá trình liên tục chữa lành, một quá trình trẻ hóa bắt đầu ở ngay chính cấp độ DNA của sự sống, mà sự trường thọ như vậy mới có thể diễn ra.

Hiện nay, khoa học chứng minh rằng mọi cơ quan trong cơ thể người có khả năng chữa lành và trẻ hóa, gồm các cơ quan chúng ta được nói không có khả năng làm như vậy trong quá khứ. Mô trái tim, mô não, mô cột sống, mô tuyến tụy và thậm chí các kết nối dây thần kinh tất cả đều giờ đây được chứng minh là có khả năng tự sửa chữa và chữa lành tổn thương, và để làm được điều này cần sử dụng cơ chế tự chữa lành của cơ thể. Việc phát hiện của telomerase cho chúng ta biết tại sao quá trình chữa lành khắp vũ trụ này là có thể.

Chìa khóa là chúng ta phải tạo ra các điều kiện phù hợp – môi trường phù hợp bên trong và bên ngoài cơ thể của chúng ta – để kích hoạt cơ chế chữa lành này. Những điều kiện này có thể gồm môi trường vật lý xung quanh chúng ta, môi trường hóa chất của máu và các tế bào, môi trường cảm xúc kích hoạt các chức năng trái tim và não bộ của chúng ta. Phát hiện này đã mở cánh cửa cho một hiện thực mới trong khoa học sinh học và cách nghĩ mới về sự sống, bắt đầu bằng sự phát hiện của các tế bào có thể sống mãi, các tế bào bất tử đầu tiên.

Hai câu chuyện trên làm chúng ta phải tự hỏi tại sao chúng ta lại bị lão hóa? Tại sao tuổi thọ của chúng ta quá ngắn so với tiềm năng của các tế bào, giống như các tế bào bất tử đầu tiên? Có lẽ đã đến lúc chúng ta phải thay đổi niềm tin của mình về vấn đề bệnh tật và tuổi tác.

– Tổng hợp từ nhiều nguồn Bùi Trần Trung –

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *