Bạn đã từng hỏi tại sao chúng ta gọi quá trình tiến hóa sâu ở người là ‘khai sáng’ hay tại sao thiên hà nơi chúng ta sống được gọi là ‘thái dương hệ’? Có phải thuật ngữ ‘thái dương hệ’ ngụ ý rằng con người từ hay đến từ mặt trời? Tại sao mọi người thường tuyên bố như ‘thắp sáng’ hay bạn ‘thắp sáng cuộc đời tôi’ Sống trong ánh sáng khác với trải nghiệm đêm tối của linh hồn như thế nào? Có phải ‘tất cả vật chất là ánh sáng đông lại’ như lời nhà vật lý nổi tiếng David Bohm tuyên bố không? Có phải quá trình tiến hóa của chúng ta, theo 1 cách sâu sắc, liên quan đến khả năng chúng ta dùng và tối ưu ánh sáng ở cấp độ tinh thần cũng như là thể chất không? Các câu hỏi này, và nhiều câu hỏi tương tự, đang được xem xét về mặt khoa học, hơn là chỉ về mặt siêu hình hay tinh thần. Tầm nhìn của các nhà hiền triết nhìn trước tương lai trong quá khứ có thể không khác với các phát hiện khoa học của hiện tại. Hiện nay, chúng ta đang ở trong 1 kỷ nguyên của phát hiện khoa học nhanh chóng, và khoảng cách giữa kiến thức khoa học và sự hiểu biết ‘về mặt trực giác’ được rút ngắn lại dần.
Ý tưởng về ánh sáng là 1 phần không thể thiếu của tất cả sự sống và sáng tạo đã rõ ràng kể từ lúc bắt đầu thời gian. Ánh nắng, nguồn cung cấp ánh sáng, hơi ấm và năng lượng chính của chúng ta không chỉ duy trì tất cả sự sống trên Trái đất, mà còn duy trì chính bản thân Trái đất. Nó không chỉ cung cấp cho thực vật năng lượng để quang hợp, quá trình quang hợp duy trì sự sống của tất cả động vật và con người, mà còn là nguồn gốc của nhiều kiến thức của chúng ta bởi vì chúng ta học nhiều thông qua đôi mắt.
Ánh nắng mặt trời gồm nhiều loại năng lượng được chuyển tới Trái đất dưới hình thức các sóng điện từ. Chỉ có 1 phần nhỏ của các sóng này thực sự chạm tới bề mặt trái đất, và chỉ khoảng 1% của tổng dải quang phổ điện từ được cho là có thể nhìn được bằng mắt. Phần nhìn thấy được này của dải quang phổ điện từ chứa tất cả các màu của cầu vòng từ tím (với bước sóng ngắn nhất) đến đỏ (với bước sóng dài nhất) là một nhân tố quan trọng nhất cho hoạt động và quá trình tiến hóa của con người. Sự sống, sức khỏe và sinh lực của chúng ta thực sự phụ thuộc vào mặt trời.
Việc phơi nắng ở người ảnh hưởng mạnh đến nhiều chức năng thể lý và tâm lý. Trong số các chức năng này, khả năng sinh sản và tâm trạng là 2 yếu tố bị ảnh hưởng mạnh nhất. Điều này có thể được thấy ở nhiều nước Bắc Âu, chẳng hạn Na Uy và Phần Lan, nơi nhiều tháng tối diễn ra hàng năm. Ở các nước này, mối quan hệ trực tiếp đã được thấy giữa việc phơi nắng giảm và tỷ lệ cao của tính cáu kỉnh, mệt mỏi, yếu, mất ngủ, trầm cảm, nghiện rượu và tự tử. Thú vị thay, người ta thấy rằng nhiều trẻ thụ thai hơn trong tháng 6 & 7 ở Phần Lan, khi ánh nắng chiếu gần 20 tiếng/ngày, hơn là trong tháng mùa đông.
MẶT TRỜI LÀ NGƯỜI CHỮA LÀNH GỐC
Từ tuyên bố ban đầu trong Kinh thánh ‘hãy tạo ra ánh sáng’ tới ý tưởng về ‘sự khai sáng’, ánh sáng đóng 1 vài trò xuyên suốt trong sự phát triển của tất cả sự sống. Người Ai Cập, La Mã, Hi Lạp cổ đại và các nền văn hóa khác đã dùng ánh sáng để chữa bệnh. Mặc dù các bác sỹ Ai Cập là người đầu tiên dùng màu sắc chữa lành, các bác sỹ Hi Lạp thực sự là người đầu tiên ghi lại cả lý thuyết và thực hành của liệu pháp mặt trời. Heliopolis, thành phố của mặt trời ở Hi Lạp, nổi tiếng vì các đền chữa lành, trong đó ánh nắng mặt trời được chia thành các màu quang phổ khác nhau, và mỗi màu được dùng cho các vấn đề y học nhất định. Herodotus, cha đẻ của liệu pháp phơi nắng viết rằng ‘phơi nắng là cực kỳ cần thiết ở những người sức khỏe cần hồi phục và người cần tăng cân. Vào mùa đông, mùa xuân, và mùa thu, người bệnh nên để tia nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào; nhưng vào mùa hè, do nắng nóng mạnh, nên được thực hiện phơi nắng phù hợp với thể trạng người yếu.’
Màu sắc, là 1 biến thể của ánh sáng, giữ vai trò chữa lành cũng như mang ý nghĩa thần thánh trong các nền văn hóa trên.
KHOA HỌC HIỆN ĐẠI CÔNG NHẬN GIÁ TRỊ CỦA ÁNH SÁNG
Sử dụng ánh sáng chữa bệnh đã được biết ở nhiều nền văn hóa hàng ngàn năm. Hậu quả của việc thiếu ánh sáng là gì? Có lẽ dữ kiện trực tiếp đầu tiên ở tài liệu khoa học hiện đại được thấy trong cuốn sách Khoa học ăn chay, viết trong năm 1796 bởi Hufeland. Ông viết, ‘Con người trở nên tái, nhẽo, và thờ ơ là kết quả của sự thiếu ánh sáng, cuối cùng mất hết sinh lực.’ Bạn có thể tưởng tượng mình sẽ cảm thấy ra sao nếu trời có mây hàng ngày, mà không có ánh sáng trực tiếp? Bạn thấy sao nếu sống ở 1 nước với vài tháng trời tối hàng năm? Liệu bạn có thể dành thời gian ở trong nhà cả ngày được không? Thực tế đây có phải điều hầu hết mọi người làm, xem là bình thường từ lúc bé không? Nó có thể là lý do tại sao người làm việc trong nhà thường xuyên trở nên thừa cân, tái, và thiếu sinh lực không? Liệu chúng ta có tự mình, thông qua lối sống của bản thân, sống như những tù nhân trong những hầm tù đèn huỳnh quang hiện đại không?
Mãi tới gần đây, Albert Szent-Gyorgyi, người đoạt giải Nobel và người phát hiện ra Vitamin C, đã thừa nhận ánh sáng và màu sắc ảnh hưởng mạnh mẽ thế nào đến chúng ta. Từ nghiên cứu của mình, ông kết luận rằng ‘tất cả năng lượng chúng ta đưa vào cơ thể được lấy từ mặt trời.’ Ông nói rằng, qua quá trình quang hợp, năng lượng mặt trời được lưu giữ trong thực vật, sau đó được ăn bởi động vật và con người. Quá trình tiêu hóa và hấp thụ bởi động vật và người liên quan đến việc phá vỡ, chuyển, lưu trữ và tối ưu năng lượng tạo ra bởi ánh sáng này.
Szent-Gyorgyi phát hiện rằng nhiều enzyme và hóc môn tham gia vào quá trình xử lý năng lượng này có màu và rất nhạy với ánh sáng. Do đó, khi chúng được kích thích bởi các màu sắc nhất định của ánh sáng, các enzyme và hóc môn này thường xuyên trải qua các thay đổi phân tử làm thay đổi màu gốc của chúng. Những thay đổi do ánh sáng này ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức mạnh của các enzyme và hóc môn, gây ra các phản ứng động học bên trong cơ thể. Szent-Gyorgyi nói rằng ánh sáng chiếu vào cơ thể có thể thay đổi các chức năng sinh học liên quan đến quá trình xử lý năng lượng của cơ thể. Nếu màu sắc và ánh sáng có tác động quan mạnh mẽ như vậy với chúng ta, thì hiệu ứng có thể của việc sống dưới ánh sáng khác với ánh nắng là như thế nào? Có lẽ điều này có thể tương tự với sự khác biệt giữa chạy 1 chiếc xe rẻ, năng lượng bình thường với chạy 1 chiếc xe sang, năng lượng cao cấp.
Các kết luận tương tự được đưa ra bởi Martinek và Berezin vào năm 1979. Họ thấy rằng ánh sáng và màu sắc có thể đóng vai trò đáng kể trong việc làm sao để hệ thống enzyme nhất định chi phối hoạt động sinh lý bên trong cơ thể 1 cách hiệu quả. Đặc biêt, họ thấy rằng (a) một số màu của ánh sáng có thể kích thích các enzyme nhất định bên trong cơ thể tới 500% hiệu quả hơn, và (b) một số màu có thể gia tăng tỷ lệ phản ứng enzyme, kích hoạt hay tắt các enzyme nhất định, và ảnh hưởng tới hoạt động xung quanh màng tế bào. Các phát hiện này dường như đặt ánh sáng vào 1 vị trí rất quyền lực như là 1 người chi phối nhiều chức năng sinh lý bên trong cơ thể.
Màu sắc cũng có thể chỉ ra giai đoạn của đời 1 người hay trạng thái nhận thức của họ. Ánh sáng không chỉ ảnh hưởng tới chúng ta, mà trạng thái nhận thức của chúng ta quyết định cách chúng ta dùng ánh sáng. Hãy xem cảm giác ốm yếu dường như khiến ai đó đánh mất tất cả màu sắc quan trọng của ai đó như thế nào, cảm giác xấu hổ thường khiến ai đó ‘đỏ’ mặt. Có lẽ trạng thái tâm trí của những người này đã thay đổi khả năng tiếp nhận, tối ưu và phát ra ánh sáng của họ.
Cơ thể người được nuôi dưỡng trực tiếp bằng sự kích thích của ánh nắng mặt trời hay gián tiếp bằng cách ăn thực phẩm, uống chất lỏng, hoặc hít thở không khí được nạp bởi năng lượng ánh nắng. Năng lượng ánh sáng này không chỉ ảnh hưởng tới các hoạt động thể chất và tâm trạng của chúng ta, mà gần đây người ta cho thấy nó sinh ra 1 tác động tới cơ thể tương tự với tác động khi luyện tập thể chất. Bác sỹ Zane Kime, trong cuốn sách Ánh nắng mặt trời, tuyên bố rằng phơi nắng liên tục sẽ giảm nhịp tim lúc nghỉ ngơi, huyết áp, tỷ lệ hô hấp, đường máu, và a xít lactic trong máu sau khi tập luyện, và gia tăng năng lượng, sức mạnh, sức bền, khả năng chịu stress, và khả năng máu hấp thụ và chuyển ô xy.
Tóm lại, những phát hiện này, cùng với nhiều phát hiện của nhiều nhà khoa học và vật lý có tiếng khác, chỉ ra rằng cơ thể người thực sự là 1 tế bào quang điện sống tổng hợp năng lượng bởi ánh nắng mặt trời, nguồn dinh dưỡng của nhân loại.
Các công trình nghiên cứu của những nhà khoa học ở trên chỉ là 1 trong rất nhiều công trình nghiên cứu khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của ánh sáng. Vì vậy, thực phẩm chúng ta ăn phải là loại chứa nhiều ánh sáng nhất: nắng, không khí, nước ép, trái cây và rau củ dạng tươi sống.
cám ơn bạn đã tổng hợp những kiến thức quý giá cho con người